Lịch sử thành lập Hội Cổ vật Thăng Long - Hà Nội
Giới thiệu số đặc biệt Tạp chí Cổ vật Tinh hoa 59-60
Nhân dịp Triển lãm Cổ vật lần thứ 9 của Hội viên Hội Cổ vật Thăng Long – Hà Nội, với tên gọi “VĂN MINH SÔNG HỒNG TỚI HÀ NỘI PHỐ” tổ chức tại Bảo tàng Hà Nội từ ngày 8 đến 30 tháng 10 năm 2024, Tạp chí Cổ vật Tinh hoa hân hạnh ra mắt số đặc biệt 59-60.
Đây là một ấn phẩm đặc biệt, được chúng tôi – Đào Phan Long, Vũ Quốc Hội, Nguyễn Đô Sơn – tự nguyện thực hiện để tri ân những hội viên có hiện vật trưng bày tại triển lãm. Số Tạp chí này cũng là món quà dành tặng những người bạn đồng hành trong hành trình sưu tầm và nghiên cứu cổ vật Việt Nam, không chỉ ở Hà Nội mà còn trên toàn quốc.
Kinh phí tổ chức Triển lãm đợt này được đóng góp tự nguyện từ các hội viên, thể hiện sự đoàn kết và tinh thần đam mê nghiên cứu cổ vật của cộng đồng sưu tầm. Chúng tôi hy vọng số đặc biệt này sẽ góp phần làm nổi bật những giá trị văn hóa, lịch sử quý báu của cổ vật Việt Nam và những câu chuyện vô giá của Hà Nội – thành phố ngàn năm văn hiến.
Tạp chí Cổ vật Tinh hoa số đặc biệt này sẽ là một dấu ấn không thể quên trong lòng những người yêu thích cổ vật và nền văn hóa lâu đời của dân tộc.
Quý độc giả có nhu cầu đặt mua Tạp chí liên hệ: Ông Đỗ Duy Hưng, ĐT: 0973278473 hoặc ông Trần Hoài Nam, ĐT: 0339194910
Hội Sưu tầm, nghiên cứu gốm và cổ vật Thăng Long ra mắt Ban chấp hành khoá VI nhiệm kỳ 2024-2029
Ngày 30/03, tại Hà Nội đã diễn ra Đại hội Hội Sưu tầm, nghiên cứu gốm và cổ vật Thăng Long và Lễ ra mắt Ban chấp hành khoá VI nhiệm kỳ 2024-2029.
Ban chấp hành Hội Sưu tầm, nghiên cứu gốm và cổ vật Thăng Long khoá VI nhiệm kỳ 2024-2029.
Hội Sưu tầm, nghiên cứu gốm và cổ vật Thăng Long là một tổ chức xã hội, nghề nghiệp, được thành lập trên tinh thần tự nguyện của một nhóm người yêu cổ ngoạn, yêu di sản văn hóa của mảnh đất Thăng Long - Hà Nội ngàn năm văn hiến. Trong quá trình hoạt động, hội đã có những đóng góp không nhỏ cho công tác bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa của Hà Nội và cả nước. Đặc biệt, sự ra đời cuốn sách "Sưu tầm cổ vật", tạp chí "Cổ vật tinh hoa", giúp người yêu vốn văn hóa cổ có thêm căn cứ khoa học để giám định cổ vật, đồng thời giới thiệu văn hóa Hà Nội đến với bạn bè trong nước, quốc tế.
Hội Sưu tầm, nghiên cứu gốm và cổ vật Thăng Long đã trải qua 23 năm và có gần 100 thành viên, là những người yêu thích và sưu tầm cũng như bảo tồn giá trị văn hoá của Hà Nội. Tại Đại hội, 100% hội viên Hội Sưu tầm, nghiên cứu gốm và cổ vật Thăng Long bầu ông Nguyễn Bằng Giang (hội viên Hội Cổ vật Thăng Lo Hội Sưu tầm, nghiên cứu gốm và cổ vật Thăng Long khoá I, thư ký Hội khoá III,IV,V) giữ chức vụ Chủ tịch Hội Sưu tầm, nghiên cứu gốm và cổ vật Thăng Long khoá VI nhiệm kỳ 2024-2029. Trong khi đó, ông Phạm Văn Thông (hội viên Hội Sưu tầm, nghiên cứu gốm và cổ vật Thăng Long khoá I) giữ chức vụ Phó Chủ tịch Hội Sưu tầm, nghiên cứu gốm và cổ vật Thăng Long khoá VI nhiệm kỳ 2024-2029 và ông Đỗ Duy Hưng (hội viên Hội Sưu tầm, nghiên cứu gốm và cổ vật Thăng Long) giữ chức vụ Thư ký Hội Sưu tầm, nghiên cứu gốm và cổ vật Thăng Long khoá VI nhiệm ký 2024-2029.
Ông Nguyễn Bằng Giang phát biểu tại Đại Hội
Phát biểu tại buổi lễ, Chủ tịch Hội Sưu tầm, nghiên cứu gốm và cổ vật Thăng Long Nguyễn Bằng Giang cho biết, kể từ khi được thành lập năm 1999 và là Hội Cổ vật ra đời đầu tiên trên cả nước, Hội Sưu tầm, nghiên cứu gốm và cổ vật Thăng Long đã tập hợp những người thích chơi cổ vật, sưu tầm cổ vật, kinh doanh cổ vật, nghiên cứu cổ vật ở Thủ đô tự nguyện tham gia.
“Sự ra đời của hội được nhiều cơ quan T.Ư, Hội Khoa học lịch sử, các bảo tàng T.Ư và địa phương hết sức ủng hộ. Hội Sưu tầm, nghiên cứu gốm và cổ vật Thăng Long đã góp phần gìn giữ, bảo tồn những giá trị văn hóa của của Thủ đô nói riêng, của đất nước nói chung. Trong hơn 20 năm qua, Hội Sưu tầm, nghiên cứu gốm và cổ vật Thăng Long đã tổ chức nhiều cuộc triển lãm tại Bảo tàng Lịch sử Việt Nam, một số địa điểm tại Thủ đô Hà Nội" - ông Nguyễn Bằng Giang cho biết.