ẢM ĐẠM NHƯNG HÃY MAKÊNO *

 Lan Phong

          Bây giờ đang cuối tháng 7 năm 2016, đang mùa hè nóng bỏng, cuối buổi chiều tắt nắng tôi thường vẫn lang thang tìm gặp và trò chuyện với một số người chuyên làm nghề kinh doanh cổ vật cũng như dân sưu tập lâu năm ở hai trung tâm lớn Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh để trà lá, bia bọt đàm đạo cho khuây khỏa. Không cần hỏi thì ông nào cũng đều lắc đầu ngao ngán: “Thị trường mua bán cổ vật hơn hai năm nay quá ảm đạm!”.

          Tôi cười và nói vui: Các vị lúc nào chả kêu ca ế ẩm, nhưng xem các trang mua bán cổ vật trên mạng vẫn tưng bừng đấy chứ? Tôi thấy các ông vẫn phong lưu, mà các ông có phát thì dân sưu tập mới hứng chứ!


-  Ông cứ cầm tinh con giả vờ, mạng với chả Web, toàn các ông trẻ mới vào nghề, họ đua nhau lập Web mua bán “cổ vật” trên mạng cho hợp thời thượng thôi. Mua cổ vật mà chi xem và tin qua ảnh, nghe “văn tả cảnh” thì chỉ có mất tiền oan.  Ông biết thừa, ở các nước họ giới thiệu hàng cần mua bán trên mạng, nhưng khi mua bán cổ vật, tranh pháo… có giá trị thì họ có địa điểm cho thuê trưng bầy và đấu giá đàng hoàng, còn ở ta toàn dấm dúi với nhau là xong. Còn đối với các món đồ xưa, đồ cũ đã qua sử dụng có giá rẻ thì thành phố nào hầu như cũng có Chợ trời để mọi người tìm đến giao lưu mua bán vì đó là nhu cầu chính đáng của cộng đồng và xã hội.

- Thế ế ẩm vì sao?

- Có nhiều lý do, nào khủng hoảng tài chính nên khách ta, khách tây, tầu đều giảm. Hơn nữa trước, trong, rồi sau Đại hội thì các vị khách sộp đều tạm dừng mua bán để tránh phiền phức săm soi, còn đám thương gia thì cũng bấn không đễ vay mượn tiền như trước nữa để mua biếu xén, mua chơi cho nên chúng tôi phèo. Bọn tôi vẫn theo nghề này thấy mờ mịt lắm, có một số tay đã chuyển sang buôn bán nhà cửa, đầu tư vào chỗ khác nên bây giờ khá lắm ông ạ.

- Thảo nào tôi lang thang lên chơi với dân có cửa hàng ở Nghi Tàm Hà Nội, Lê Công Kiều Sài Gòn họ cũng oải lắm. Nhưng trong cái khó ấy vẫn có một số người đều đều xuát ngoại bay đi về từ Quảng Châu Trung Quốc, Hồngkông, BangKoc để kiếm đồ cổ kim bằng gỗ, đồng, gốm sứ, đá bán quý… giả cổ để phục vụ nhu cầu trong nước, tất nhiên đó là những vị khách hàng có tiềm năng về tài chính song kiến thức thì đúng là ở mức “địa chủ mới”. 

- Nhưng cũng có một số ít tay chuyển sang buôn bán tranh pháo đáp ứng nhu cầu chơi tranh của các Họa sỹ Mỹ thuật Đông Dương cũng vẫn kiếm tốt.

- Buôn bán tranh khó hơn đồ cổ vì khó biết thật, giả và khó thành phong trào như đồ cổ được vì mỗi ông họa sỹ thời trước đều sống trong cảnh đất nước khổ sở vì chiến tranh lấy đâu mà vẽ được nhiều tác phẩm để lại hả ông?

- Nghe nói vài năm lại đây các Hãng đấu giá nước ngoài đánh hơi thấy dân ta bắt đầu có một số người lắm tiền, có địa vị trong xã hội chuyển sở thích chơi tranh của họa sỹ mỹ thuật Đông Dương nhằm tự tôn mình là người sống “biết thưởng văn hóa”, thế là tranh mua đấu giá mang về không ít. Nhà đấu giá, cửa hàng có chứng nhận đầy đủ đấy, song chúng tôi vẫn nghĩ bên Tầu, bên Tây cánh làm hàng giả cổ, tranh chép… thì siêu hơn ta nhiều nên khối người vẫn chi tiền thật mà mua đồ giả là cái chắc. Cánh chúng tôi có nghề vẫn ngờ ngợ đấy ông ạ. Mà vài năm lại đây qua các vị làm việc thường trú ở trời Tây đã rước về cơ man các loại đồng hồ đeo tay, treo tường, tượng đồng vũ nữ, ngựa, sư tử, xe đạp, xe máy cũ … để lớp lớp các gia đình trẻ thường thích sống, bài trí nội thất theo mốt thời hiện đại bỏ không ít tiền ra mua để bầy biện trong nhà. Cán buôn bán đồ xưa cũng vì thế mà vẫn sống tốt đấy ông ạ.


- Nghe các vị nói thì đúng là vừa buồn, vừa vui lẫn với nản nhỉ?

- Ông biết rồi, ở nước nào cũng vậy, đồ cổ, đò cũ, tranh pháo mỹ thuật bao giờ chả xuống gía khi đất nước bất ổn, khủng hoảng tài chính, chiến tranh… bởi lo ăn chưa đủ lấy đâu tiền mà cổ với chả kim, tranh với chả pháo. Có đúng không? Thành quy luật rồi.

- Vậy ta có nên hy vọng vào sự hồi sinh như cách đây 5,6 năm về trước không các ông?

- Đam mê thì cứ hy vọng, cứ lọ mọ chơi chứ. Sống mà không đam mê và hy vọng thì chóng nghẻo lắm. MAKÊNO! Hãy cứ vui mà sống.

Thế là chúng tôi cùng cười vui và quên hết ./.

(* MAKÊNO tức Mặc kệ nó