CỔ VẬT QUA GIÁM ĐỊNH

 LÀM CHO SÂN CHƠI KHÔNG CÒN TÙ MÙ

Nhiều người chơi cổ vật ở ta vẫn còn chưa biết hiện Bộ VHTTDL đã có Hội đồng giám định cổ vật, nhưng chúng tôi biết Hội đồng này chỉ có thời gian để xem xét giám định những cổ vật của nhà nước cần thiết giám định hoặc những cổ vật thuộc loại “Bảo vật quốc gia”, còn để giám định vô số cổ vật cho dân thì chắc Hội đồng chưa có thời gian để thực hiện.

Sau khi Luật Di Sản ra đời năm 2000 đến nay, nhiều nơi ở ta đã có sân chơi cổ vật công khai thông qua hoạt động của các Hội cổ vật. Mở đầu là Hội cổ vật Thăng Long - Hà Nội thành lập 1999, tiếp đến là Hội Thiên Trường - Nam Định, rồi Hội cổ vật Thanh Hoa - Thanh Hóa ra đời. Trong năm 2009, năm con Trâu lại có thêm 2 Hội mới nữa là Hội Cổ vật Hải Phòng và Hội Cổ vật Kinh Bắc - Bắc Ninh vừa tiến hành đại hội thành lập. Rồi lác đác đây đó ở vài Tỉnh lại có Bảo tang tư nhân ra đời. Mặc dầu chất lượng hiện vật, nghiệp vụ bảo tang, cơ sở vật chất… còn nhiều vấn đề cần vươn lên mới đạt được tiêu chuẩn tối thiểu của một Bảo tàng để khách có văn hóa trong, ngoài nước đến xem hài lòng, nhưng dẫu sao việc làm và đầu tư để có được như vậy cũng rất đáng khen. 

Một thực tế cũng đáng vui với dân chơi vổ vật, đó là hiện tại ở ta đã có không ít người chơi và buôn cổ vật bay đến các nước khu vực Đông Nam Á và cả Âu, Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc để tham dự mua đấu gía cũng như tầm mua cổ vật ở các cửa hàng mang về nước chơi hoặc bán thu lợi nhuận. Nhưng số người mua về chơi thì còn rất ít so với người buôn phần vì không có thời gian, phần vì nghề còn non, chưa tự tin bằng người buôn khi lựa chọn món đồ để rơi tiền. Có thể thấy số người bay ra nước ngoài để mua đồ cổ về phục vụ các thượng đê trong nước cũng chỉ đếm được trên đầu ngón tay, còn số đông thì vẫn chỉ buôn bán trong nước.

Rõ ràng chủ trương “xã hội hóa các hoạt động bảo tồn các di sản văn hóa dân tộc” của Nhà nước ta đang đi vào cuộc sống. Nếu như trong những năm qua nhiều di sản văn hóa phi vật thể của Việt Nam đã được nhà nước  tạo điều kiện rất nhiều từ vật chất, tinh thần đến quan hệ quốc tế để một số di sản văn hóa phi vật thể của dân tộc ta được UNESCO xem xét công nhận là di sản thế giới, thì ngược lại cổ vật Việt là một bộ phận của di sản văn hóa vật thể ở ta vẫn chỉ dừng lại ở những hoạt động tự phát trong dân là chủ yếu. Chính vì vậy mà cổ vật Việt chưa được ngay trong nước và quốc tế tôn vinh đúng với những giá trị đích thực của chúng.

Trước thực tế sân chơi cổ vật ở Thủ đô nói riêng và cả nước nói chung đang nở rộ, nhưng gía trị thực của các cổ vật lại vẫn chưa hiện rõ trong sân chơi để tránh việc “tiền mất tật mang” làm nhiều người chán nản trong cuộc chơi không dễ này và các phương tiện truyền thông truyền tải thông tin cũng không chính xác về cổ vật, cho nên Hội cổ vật Thăng Long – Hà Nội đã chủ động phối hợp với các chuyên gia về cổ vật của Bảo tang Lịch sử Việt Nam thành lập Hội đồng tư vấn và giám định cổ vật nhằm phục vụ giám định hiện vật cho những người có nhu cầu. Đây là hoạt động giám định “tự nguyện” và Hội đồng không lấy hoạt động này để làm kinh tế. Mới chỉ qua 6 tháng hoạt động, Hội đồng đã tổ chức mời các chuyên gia giám định một số cổ vật  cho người chơi và người buôn bán tự nguyện mời giám định với tổng số hiện vật. Qua giám định nổi lên một thực tế là cả người chơi cũng như người bán những món cổ vật có gía trị cao đều cho rằng hiện vật qua giám định khi đã có Giấy xác nhận thực trạng, niên đại của Hội đồng là hết sức cần thiết nhằm tránh được sự “bơm vá” không đúng đối với những món cổ vật đắt tiền làm hại cho cả người mua và người bán.

Hoạt động Giám định cổ vật là bước đi trước, bước đi cần thiết cho việc chuẩn bị ra đời hoạt động đấu giá cổ vật. Và chắc chắn ở ta, theo xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, hoạt động chơi sưu tập, mua và bán cổ vật với đúng gía trị của chúng sẽ là hoạt động có ích cho đất nước và cho cả nhân dân.

Tôi có dịp gặp trực tiếp một số thành viên chủ chốt của Hội đồng giám định cổ vật và trao đổi vài câu hỏi khá thú vị:

Các vị vui lòng cho biết đã có bao nhiêu cuộc giám định từ khi Hội đồng ra đời? Nguyên tắc hoạt động của Hội đồng? và kết qủa giám định có được các chủ sở hữu “vui vẻ” chấp nhận không?

- Tính từ giữa năm 2009 đến tháng 01-2010 Hội đồng đã giám định gần 20 buổi theo đề nghị tự nguyện của 18 người chơi cổ vật tại Hà Nội, Nam Định, Bình Định và Ninh Bình.

Nguyên tắc hoạt động của Hội đồng có mấy điểm chính: Đầu tiên là chủ sở hữu tự nguyện mời Hội đồng giám định các cổ vật của mình tại địa điểm hai bên thoả thuận; thứ hai là các thành viên giám định và các chuyên gia được mời tham gia giám định tùy theo các chất liệu của cổ vật cần giám định (thường từ 05 đến 07 người) nêu ý kiến nhận xét của mình có gía trị ngang nhau và Hội đồng sẽ thống nhất kết luận về các kết qủa giám định cho mỗi cổ vật khi đa số các thành viên đã nhất trí; thứ ba các hiện vật chủ sở đề nghị giám định nhưng Hội đồng thấy chưa phải là cổ vật thì không kết luận và không giám định; thứ tư là mỗi cổ vật được giám định đều chụp ảnh để đóng dấu nổi trên Giấy Chứng Nhận. Sắp tới sẽ có Tem riêng để dán vào cổ vật đã qua giám định nhằm lưư giữ tốt hơn cho món đồ; Và cuối cùng là hoạt động Giám định là hoạt động chuyên môn “Phi lợi nhuận”. Chủ sở hữu có hiện vật yêu cầu giám định chỉ phải trả thù lao cho các thành viên Hội đồng đã giành thời gian, phương tiện, kiến thức, kinh nghiệm… để đến giám định đồ. Mức thù lao này rất thấp so với gía trị các món cổ vật và được trao đổi thống nhất trước khi giám địng với Thường trực Hội đồng.

Qua nhiều lần giám định, với những ý kiến nhận xét, đánh gía công tâm của các chuyên gia với bề dầy kiến thức và kinh nghiệm, có thể khẳng định các chủ sở hữu đã được tư vấn them kiến thức nên họ rất phấn khởi, vui vẻ và tin tưởng kết qủa giám định. Bằng kết qủa giám định họ biết được món nào là qúy, là tốt có gía trị đích thực, món nào là chưa phải cổ vật để có thêm nhiều kinh nghiệm, kiến thức bổ ích cho cuộc chơi tiếp tục. 

- Có thể cho biết nhận xét về chất lượngcổ vật qua giám định?

- Các cổ vật được mời giám định thời gian qua có 03 loại chất liệu chính đó là Sứ Trung Quốc, Gốm Việt cổ và đồng. Cổ vật Việt có số lượng giám định chưa nhiều và ít thấy những món xuất sắc, lạ. Còn về Sứ cổ Trung Quốc thì số món có tuổi cao TK 17 - 18 (thời Minh, giao tiếp Minh - Thanh, Khang Hy, Càn Long) đạt các tiêu chuẩn của cổ vật như mức độ toàn vẹn, kiểu dáng lạ, mầu, vẽ  trang trí bố cục đẹp... thì có thể đếm được, còn lại đa phần là đồ sứ có tuổi thời cuối TK 19 - đầu 20. Không ít các món đồ làm”phóng tác” sau này, tức đồ gỉa cổ.

Xin cho biết ích lợi của hoạt động Giám định?   

-  Đã đến lúc người chơi cổ vật ở ta đông lên nhiều, người chơi đa dạng về nghề nghiệp và địa vị xã hội (hiện nay đã có tới 06 Tỉnh, Thành lập Hội cổ vật), cho nên nhu cầu về tư vấn giám định cổ vật là đòi hỏi thực tế khách quan. Cả người mua lẫn người bán những món đồ qúy đều muốn có kết qủa giám định để thuận tiện khi trao đổi cũng như để lưu giữ để lại cho con cháu mai sau.

Dưới đây là một số cổ vật đã được cấp Giấy chứng nhận