CUỘC CHƠI KHÔNG DỄ

                                                                                                Linh Giang

 

MỘT SỐ ẢNH CỔ VẬT CHẤT LƯỢNG CAO ĐỂ THAM KHẢO

 

 Thạp đồng cỡ lớn, VH Đông Sơn, cách nay 2000-2500 năm, D42.2cm, H44cm, Men đẹp, lành nguyên. Giá trị khoảng 850.000 USD

 

 

Chum gốm Đại Việt cỡ lớn, TK XI, H34.1cm, D45cm,

Men đẹp, lành nguyên. Giá trị khoảng 380.000 USD

 

 

  

Thạp gốm Đại Việt cỡ lớn, TK XI-XII, D42cm x H50cm, Bị âm men dài 3cm gần miệng không đáng kể. Giá trị khoảng 380.000USD

 

 

 

 

 

          Sưu tập chơi cổ vật không dễ. Phần đã chơi thì phải bỏ tiền. Đã đành. Phần lại khó chơi. Nhưng ở đời có nhiều cuộc chơi lấy tiền chi xong là xong để được cái khoái. Nhưng cũng có những cuộc chơi chi tiền để chơi vừa được khoái mà lại còn mong được cả lãi về sau. Một trong những cuộc chơi này là chơi cổ vật. Nhưng chơi cổ vật nếu không được tức là mất và ức. Đó là mất tiền của, mất công sức, mất thời gian và mất cả thanh danh.

          Chuyện tầm chơi cổ vật của các bậc tiền bối ở Việt Nam từ trước thời Đổi Mới 1986 xin không nhắc vì không biết nhiều, nhưng chuyện chơi cổ vật từ những năm 1990 đến nay ở ta thìchắc chắn đã có một số người được và cũng không ít người đã bị mất nhiều tiền của. Đúng là thế đấy. Họ ham thích chơi cổ vật nhưng do thiếu hiểu biếtvà cậy có lắm tiền nên đã bị đóng học phí dốt trong cuộc chơi. Để giúplớp người chơi cổ vậttiếp sau tránh bị mất nhiều hơn là được.

Câu hỏi khi vào sân chơi cổ vật được - mất do đâu? Xin mạnh dạn trả lời là do cả chủ quan và khách quan. Tại anh, tại ả, tại cả đôi đường.

          Nước Việt Nam đương đại bắt đầu xuất hiện nhiều hơn thành phần trung lưu và một số thượng lưu có tiền bắt đầu vào sân chơi cổ vật, chơi đồ mỹ thuật, chơi tranh… là thú chơi văn hóa. Đó là quy luật của cuộc sống và là điều đáng mừng cho xã hội ngày càng văn minh. Ngườichơi cổ vật ở ta khá đa dạng. Người thích sưu tập cổ vật Việt - tức đồ Ta -  là các hiện vật đá, đồng, gốm, cổ vật Chăm pa, Óc eo, cor vật của các dân tộc thiểu số. Người thích tầm mua cổ vật Trung Quốc chất liệu đồng, sứ, gỗ, ngọc, đá, tranh … để bầy trong nhà sang trọng. Gần đây lại có thêm người thích tầm chơi đồ châu Âu như đồng hồ, xe đạp, quạt điện, đèn, tượng cũ … của châu Âu và hiện vật đồ xưa thời chiến tranh Việt Nam chống Pháp, chống Mỹ.

       Ở đời khi đã có người thích tầm chơi cổ vật, đồ xưa ắt sẽ có người tầm mua bán chúng để phục vụ các thượng đế. Họ khai thác tối đa việc bỏ công sức ra để “tìm đồ của người chán đem bán cho người cần” thu lợi nhuận. Luật Việt Nam ban hành năm 2000 đã cho phép người dân đăng ký mở các cửa hàng kinh doanh cổ vật, đồ xưađể mua bán công khai trong nước, nhưng có thể thấy hiện cho đến nay vẫn chưa có cửa hàng, doanh nghiệp nào trưng biển công khai làm việc này. Nói như vậy không biết có đúng không? Có nghĩa việc mua bán cổ vật ở ta hiện vẫn chủ yếu là thỏa thuận trao tay. Đây chính là sân làm ăn của những người mua bán cổ vật và là nguyên nhân dẫn đến nhiều người chơi cổ vậtđã bị sập bẫy mua phải đồ giả cổ. Còn việc mua bán đồ xưa - tức là loại đồ cũ đã qua sử dụng nhưng chưa đủ trăm tuổi để trở thành cổ vật - thì không tính.

        Thủ phápchế tác, mua bán đồ giả cổđã có ở nhiều nước trong đó có cả Việt Nam ta thời nào cũng có. Tất nhiên Việt Nam chỉ mới tập toạng sau này. Còn ở Trung Quốc việc làm ra những món đồ giả cổ - gọi là đồ phóng tác - thì họ là bậc thầy và rất tự hào đó là một nghề rất khéo léo, tinh tường và không dễ gì ai cũng có thể theo được. Đồ giả cổ Trung Hoa có nhiều loại là gốm, sứ, đồ đồng, đồ gỗ, đồ đá, ngọc, tranh…, trong đó đồ gốm sứ Trung Quốc là phổ biến vìchúng đã nổi tiếng lâu đời trên thế giới. Ai thích chơi cổ vật gốm sứ Trung Quốc có dịp hãy đến thành phố Cảnh Đức Trấn và một số lò gốm sứ ở Giang Tây, Giang Tô…sẽ hoa mày chóng mặt về sản phẩm của họ. Chính ở đây đã có bí truyền chế táccác hiện vật theo mẫu cổ vật từ thời Tống, Nguyên, Minh, Thanh để đáp ứng nhu cầu thị trường chơi cổ vật Trung Hoa trong nước và thế giới. Đồ giả cổ Trung Quốc ra lò được kín đáo,âm thầm xuất sang các của hiệu bán đồ cổ ở nhiều nơi trong nước Trung Quốc rộng lớn và trên thế giới. Để đồ giả cổ bán được cho nhiều khách quốc tế họ có đường dây làm ăn với các cửa hiệu ở Hongkong, Bangkoc, Luân đôn, Pa ri, Niu óc, Hà Lan, Bỉ Việc… Nên nhớ cách làm tài tình này người Trung Quốc đã thực hiện từ nhiều đời chứ không phải bây giờ mới làm và thu lợi nhuận rất cao.

        Về đồ giả cổ chất liệu gỗ, đá, đồng… người Trung Quốc cũng có cách làm tương tự như đối với sản phẩm gốm sứ. Họ làm đồ giả cổ rất tinh xảo và chỉ ít người chơi, kinh doanh cổ vật Trung Quốc lâu năm đã có nghề cao mới nhận ra đâu là thật, đâu là giả. Để phân biệt thật giả chính là lớp men “mầu thời gian - Patin” có trên bề mặt món đồ mà con người không thể làm giả được. Đồng thời phải xem kỹ phần vẽ trang trì, mầu men, cốt… của các món gốm sứ. Để nhận ra được “mầu thời gian” và các yếu tố khác chỉ có cách được xem nhiều cổ vật thật để so sánh.

         Cách đây hơn 20 năm đã có vài người Việt Nam buôn bán cổ vật sang Trung Quốc đến các lò nổi tiếng để đặt hàng giả cổ mang về bán. Tất nhiên họ chọn loại cổ vật nào có sức mua cao thì mới tính toán thương lượng đặt lò Trung Quốc làm. Tiêu biểu là đồ sứ “Ký kiểu”thời Lê Trịnh đã được đặt làm, do vậy mà đồ giả cổ Khánh Xuân Thị Tả, Nội Phủ Thị Trung, Thị Nam, Thi Đoài, Thị Bắc… đã có mặt ở Việt Nam để phục vụ các thượng đế ham của độc. Cũng thời gian này còn có một số người buôn cổ vật có nghề đã đi tiên phong sang Hongkong, Bangkoc, trời Tây… đẻ tìm mua, móc nối với các chủ cửa hàng bên đó để mua đồ sứ Trung Quốc non tuổi thời Hồng Hiến, cuối Thanh làm giả thời Tống, Nguyên, Minh để về Việt Nam bán kiếm lời rất cao. Họ thừa nhận kinh doanh kiểu này có lợi nhuận cao và không phải dân Việt ai làm kinh doanh trong lĩnh vực này cũng có thể làm được.

        Chính vì muốn xây dựng thị trường cổ vật Trung Quốc phát triển mạnh ở Việt Nam để đưa hàng giả cổ Trung Quốc về bán nên cánh buôn cổ vật ở Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và một số nơi khác như Hải Phòng, Ninh Bình, Nam Định… đã phối hợp với một số Việt kiều, nhà buôn nước ngoài tung tin: Chơi cổ vật Việt đào được trong lòng đất như Trống Đồng, các hiện vật văn hóa Đông Sơn cách nay trên 2000 năm, Gốm thời Lý, Trần, Lê cách nay nhiều thế kỷ mang dấu ấn văn hóa Việt đã được thế giới tôn vinh là không nên, vì đó là đồ của người chết nên mua chơi sẽ có âm khí trong nhà và gặp xui xẻo trong cuộc sống!Thế là cách nay vài chục năm các loại cổ vật Việt Nam rất rẻ so với đồ giả cổ Trung Quốc. Thế là một số Việt Kiều và cả dân buôn cổ vậtsống ở trời Tây đã móc nối phối hợp với một số dân buôn cổ vật Việt Nam trong nước khuân rất nhiều cổ vật Việt đẹp, qúy hiếm chỉ mua với giá bèo đem ra nước ngoài vừa để chơi vừa để bán. Đã là dân làm ăn thì chỉ cần lợi nhuận, giữ gìn tôn vinh văn hóa Việt họ không cần biết. Đúng như người xưa đã nói ý rằng: Đã là con buôn khi có lợi nhuận cao thì bất chấp! Việc quản lý cổ vật để hạn chế chảy ra nước ngoài là việc của nhà nước!Thực tế việc chơi sưu tập và buôn bán cổ vật ở Việt Nam là vậy đó. Thực tế quản lý phát triển văn hóa vật thể của các cơ quan có trách nhiệm ở Việt Nam là vậy đó. Riêng trong lĩnh vực cổ vật chả ai, cơ quan nào đã tính đếm rằng hàng năm Việt Nam đã dùng bao nhiêu ngoại tệ mạnh để rước về những món đồ giả cổ. Nghĩ mà buồn.

        Giờ đây khi Việt Nam mở rộng giao lưu làm ăn kinh tế với nước ngoài thì bắt đầu có những món cổ vật Việt được định giá cao ở nước ngoài để bán cho người Việt Nam. Mừng là giá trị cổ vật Việt ngày một cao lên, nhưng để cổ vật Việt ngày càng có gí trị cao bền vững chắc chắn thì người Việt Nam cũng học cách làm của các nước khác phát triểnlà các doanh nhân Việt có thương hiệu mạnh hãy dành một ít tiền của mình cùng những người sưu tập, bảo tàng trong nước chủ động mua cổ vật Việt có giá trị đang trôi nổi trong nước và trên thế giới về chơi và lưu giữ trưng bầy.Kinh nghiệm này Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan được giới chơi cổ vật, doanh nhân và nhà nước đã phối hợp thực hiện trong nhiều năm qua mà Việt Nam cần học hỏi.

        Nhân bài viết này, để giúp người chơi cổ vật biết rằng nếu là cổ vật thật đã được các chuyên gia giám định, là cổ vật sứ Trung Quốc và đồng Đông Sơn cách nay trên 2000 năm, gốm hoa nâu thời Trần của Đại Việt thế kỷ 13-14 đặc trưng văn hóa Việt Nam thì hiện nay sẽ có mức giá như thế nào để tham khảo. Những ai có nhu cầu chắc chắn thấy cần thiết biết được thông tin này./.

 

          MỘT SỐ ẢNH CỔ VẬT CHẤT LƯỢNG CAO ĐỂ THAM KHẢO

 

   

Cặp thống sứ men xanh trắng Trung Quốc vẽ chàm tứ quý Cúc Trúc Mai và sen vịt kín quanh thống. Đường kính miệng 53 cm. Lành nguyên.

Giá trị khoảng 200.000USD

 

 

 

Bình sứ Trung Quốc men ngọc, cao 78 cm vè Tam Hựu “Trúc Cúc Mai”, đít mộc bằng, TK 17, lành nguyên.  Giá trị khoảng 200.000 USD.

 

 

Bình sứ Trung Quốc men xanh trắng cao 65 cm, đít vẽ 2 vòng, nấm linh chi. Lành nguyên. Thời Khang Hy.

Giá trị khoảng 50.000 USD

 

 

Cặp bình sứ mầu, dáng đùi dế, sứ Trung Quốc vẽ tích Tam Quốc trên nền cẩm quy thời Thanh cuối TK 17 đầu 18. Cao 45 cm, lành nguyên.

Giá trị khoảng 150.000 USD

 

 

Bình sứ Trung Quốc dáng cổ hút, men lam phun, trên thân vẽ 5 cá thếp vàng, lành nguyên, cao 45 cm, ký hiệu thời Khang Hy. 60.000 USD