ĐỈNH ĐỒNG VIỆT NAM ĐÚC Ở HUẾ XƯA

          Thể hiện tinh thần “THẬP NHỊ BÁT TÚ” và “DỊCH HỌC”,

Mô tả: Đỉnh đồng đúc liền khối, có đế rời. Cao 45 cm; Nặng 9, 8 kg; Niên đại cuối TK 19, đầu TK 20.

1-    Mặt ngoài đỉnh đúc nổi hai hàng chữ Hán:

 “NHỊ THẬP BÁT TÚ”; Hình các chòm sao ứng với các chữ “GIÁC, CANG, ĐÊ, PHÒNG,VĨ CƠ, ĐẨU, NGƯU, NỮ, HƯ, NGUY, THẤT, BÍCH, KHUÊ, LÂU, VỊ, MÃO, TẤT, TRỦY, SÂM, TỈNH, QUỶ, LIỄU, TINH, TRƯƠNG, DỰC, CHẨN”. Đây là 28 chòm sao thể hiện quan niệm vũ trụ của Phương Đông từ cổ đại.

“Thập nhị bát tú” và “Kinh Dịch” là triết học do người Trung Hoa cổ làm nên qua nhiều đời để diễn giải quan hệ mật thiết giữa ba ngôi “THIÊN-ĐỊA-NHÂN” tồn tại trong vũ trụ và quan hệ “Âm - Dương ngũ hành”.

2-    Nắp Đỉnh đúc hình “Bát Quái” - tức 8 quẻ Dịch cơ bản là “CÀN, KHÔN, LI, KHẢM, CẤN, CHẤN, TỐN, ĐOÀI” và tượng “Long- Li chở cuốn thư” theo tạo hình đặc trưng của Huế (khác hẳn với hình tượng “Li”- tức “Nghê” do người miền Bắc tạo hình trên các đỉnh đồng) thể hiện cho DƯƠNG (Trời).

3-    Phần trên và dưới thân Đỉnh có trang trí cẩm quy, các đám mây và chữ nổi. Hai bên thân Đỉnh có 2 tai cách điệu hình “Phượng”.

4-    Ba chân cách điệu hình “Quy”.

5-    Dưới đáy của Đỉnh có đúc hình “Quẻ Khảm” thể hiện cho ÂM (Đất)

Người Trung Hoa xưa và Trung Quốc nay cũng đúc các đỉnh có tích “Thập nhị bát tú” và “Dịch” nhưng phong cách khác hẳn với Đỉnh đúc ở cố đô Huế xưa.

Một số hình ảnh về chiếc đỉnh