NGƯỜI CHƠI ĐỒ GỖ CỔ CÓ NGHỀ CAO
Đào Phan Long 
Đồ cổ chất liệu gỗ rất phong phú. Tất nhiên chúng cũng phải có tuổi từ 100 năm trở lên như tiêu chí của Luật Di Sản quy định thì mới được gọi là đồ gỗ cổ. Nhưng để hiểu cơ bản và tiến đến hiểu được cặn kẽ đồ gỗ cổ chắc chắn không dễ. Đồ gỗ có tuổi trên trăm năm hiện còn lại không nhiều ở nước ta, bởi lẽ nước ta với môi trường khí hậu nóng ẩm khắc nghiệt, thiên tai, địch họa, chiến tranh xẩy ra nhiều trong suốt chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước đã tàn phá, thất tán biết bao công trình, tác phẩm nghệ thuật và đồ dùng bằng gỗ do nhân dân ta đã sáng tạo ra từ xa xưa, do vậy ngày nay không phải người đời dễ dàng được chiêm ngưỡng những món đồ gỗ cổ kỹ thuật, quý, có giá trị cao.
Đồ gỗ cổ hiện được lưu giữ trong một số rất ít trong các đình, chùa cổ, nhà dân, công sở cho đến ngày nay. Cổ vật gỗ thường là một số pho tượng, hoành phi, câu đối, cửa võng, kèo, cột, xà nhà… có đục khắc, trạm trổ hoa văn, họa tiết, hình tứ linh, tứ quý, văn tự.… được sơn thếp hoặc để mộc. Đồ gỗ cổ còn là những đồ dùng, đồ trang trí nội thất được chế tác tinh xảo, bố cục, kết cấu hài hòa được lưu giữ ở rất ít các gia đình, công sở.
Hiện tại số lượng người sưu tập, lưu giữ những món đồ gỗ qúy và có tuổi cao từ 100 năm trở lên ở nước ta không nhiều. Có hai lý do chính, thứ nhất vì chúng hiếm thật sự như nói trên và thứ hai là phải có diện tích nhà rộng để kê, bầy thưởng ngoạn mới tầm mua.
Để có thêm kiến thức về cổ vật chất liệu gỗ, tôi tìm trò chuyện với một số bạn thạo chơi đồ gỗ cổ là hội viên Hội Cổ vật Thăng Long, trong đó tất nhiên không thể không gặp Nguyễn Sỹ Tuyên là người đam mê và sưu tập được nhiều món đồ gỗ cổ ở Hà Nội. Từ kinh nghiệm và kiến thức chơi đồ gỗ cổ của anh bạn Sỹ Tuyên tôi mới hiểu và học hỏi được một số kiến thức, kinh nghiệm chọn xem đồ gỗ để hiểu sâu hơn về lĩnh vực này...
Tác giả và Gia chủ Nguyễn Sỹ Tuyên ngồi ở bộ bàn ghế cuốn thư bằng gỗ Trắc Việt Nam, mang phong cách nho học của triều Nguyễn.
Sập ba thành gỗ Trắc Trung Hoa để ngồi đàm đạo, thơ phú.
Mời Quý bạn đọc chi tiết bài viết trên Tạp chí Cổ vật Tinh hoa số 43 - Tháng 1.2013