Tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia, phần trưng bầy lịch sử giai đoạn cuối triều Nguyễn, có một sưu tập đèn kim loại hoành tráng, gây ấn tượng đối với người xem qua một không gian lung linh, huyền ảo với ánh sáng mờ tỏ, được tạo nên từ ý tưởng của người trưng bầy, dẫu không quá cầu kỳ, đắt giá, nhưng tự thân những cây đèn đã khiến người chiêm ngưỡng ngắm có cảm giác trên, dẫu rằng, chúng chưa được thắp sáng bằng chính những đĩa đèn gắn trên đó trong điều kiện vốn có mà chúng được sinh ra.

          Sưu tập này có 7 cây đèn, quả chưa thấm tháp gì so với các loại hình đèn Việt Nam nói chung và thời Nguyễn nói riêng có trong Bảo tàng Lịch sử quốc gia, đang lưu giữ trong kho, mà rồi đây, ở một trưng bầy chuyên biệt, du khách sẽ được thưởng thức đầy đủ hơn. Thế nhưng, ngay cả với sưu tập này, người viết cũng không thể miêu thuật được hết, mà chỉ lấy ra đôi ba cây, với đôi ba họa tiết trang trí để luận suy về ngôn ngữ biểu tượng của chúng, luôn tồn tại song hành trong đời sống tâm linh của người Việt.


          Cây đèn thứ nhất, được cách điệu thành đề tài tùng – cúc – trúc – mai. Thế nhưng, cây trúc ở đây là chủ thể vì nó chính là thân đèn. Tùng, cúc, mai là những cành gắn và thân cây trúc, như là một ẩn dụ của tứ quý. Đèn cao 1,5m, chân quỳ thanh thoát. Thân đèn là loại trúc đốt ngắn, tỏa ra là những cành trúc, tùng, mai ẩn hiện. Trên những cành ấy là những đĩa đèn, tạo thành những quang treo, được diễn tả bằng loại chim cao quý – chim phượng, khi thì cách điệu, khi thì tả thực. Gần lên đỉnh cây đèn là một lồng đèn hình tròn trổ thũng, tựa như thân đèn kéo quân – tượng trưng cho trời đất. Bám vào phía ngoài lồng đèn tròn này la 4 con rồng đều nhau, đang chầu lên phía trên, dưới đuôi là móc của những đĩa đèn. Trên đỉnh là hai lớp đĩa đèn hình tròn gắn với chim phượng – biểu tượng của mặt trời, của dương tính.

          Cây đèn  thứ hai cao 1,9m, như là một lá đề lớn cách điệu. Bệ đèn có 4 chân, trông giống như chân lư đỉnh của thời đại này. Thân đèn là 9 con rồng vờn mây, nhưng ấn tượng nhất là hai rồng lớn với tư thế Long dáng, uốn lượn, tạo nên một lá đề, trong lá đề là hình mặt trời mà đầu hai con rồng chầu vào. Trên mặt trời là hình ảnh mặt hổ phù khá dữ tợn. Bám vào hai rồng lớn là ba rồng nhỏ đối xứng, tạo nên đề tài “cửu Long”. Trên lưng hai rồng lớn là những giá của đĩa đèn, cách điệu thành những áng mây, kết hợp với nhiều họa tiết áng mây khác, tạo nên hình ảnh Long – Vân quen thuộc. Nơi gặp nhau của đuôi rồng lớn, ở trên đỉnh lại là một đĩa đèn lớn hình tròn – tượng trưng cho mặt trăng/ mặt trời.

          Cây đèn thứ ba, có chân hình bán cầu lồi, dật 4 cấp. Thân đèn là một vòng hào quang hai lớp. Lớp ngoài, cũng là đề tài Long – Vân quen thuộc, chầu nhật. Lớp trong là cả một mặt trời lớn, tỏa hào quang rực rỡ. Bên vành tròn của phía ngoài và trong được gắn đĩa đèn cách điệu hình bông sen chúm chím nở.

          Cây đèn thứ tư có 4 chân quỳ, phía trên chân quỳ có đính 4 lá đề cách điệu. Thân đèn tạo hình cầu, giống như một lồng đèn giả. Quả cầu diễn tả bằng 4 khung xương rất điệu đà và thanh thoát với những đường uốn lượn cách điệu thành những con chim phượng, chỉ được nhận ra qua lông đuôi mềm mại. Trên 4 thân xương của quả cầu vô hình ấy, được gắn 8 đĩa đèn. Trục giữa quả cầu có thân đốt trúc, phía trên là một bông sen và trên bông sen là hai đĩa đèn tròn. Đây cũng là đỉnh của cây đèn.

          Những miêu thuật trên đây, thiết tưởng còn quá giản đơn và vụng dại so với thực tế đầy linh thiêng và sống động của chúng. Người đọc có thể xem trên các bức ảnh với chất lượng chụp còn chưa chuyên nghiệp, theo đó, rất mong du khách đến chiêm ngắm tại phòng trưng bầy, mới có thể cảm nhận được hết giá trị vật thể và phi vật thể đang ẩn tàng trên mỗi cây đèn, để có lời giải thích cho riêng mình mà bài viết này chưa chắc chắn đã làm thỏa mãn tất cả những ai đang quan tâm.

          Dẫu là như thế, tác giả vẫn xin mạo muội đưa ra đôi ba ý giải mã ý nghĩa hoa văn trên những cây đèn, đặc biệt là giá trị biểu tượng của chúng trong đời sống tâm linh của người Việt Nam.




          Trước hết, xét về mặt quy mô và cấu trúc, sưu tập đèn này là duy nhất trong hệ thống các cây đèn Việt Nam trong một chiều dài lịch sử, mang cả nghĩa đen và nghĩa bóng, đúng với ý nghĩa và vai tròn là cây đèn. Cây – nghĩa đen là tùng, cúc, trúc, mai, bồ đề và cây – nghĩa bóng là cây vũ trụ, mà chúng ta nhìn thầy hình bóng của bầu trời, quả đất, mặt trời, trăng và sao được cách điệu và hiện thực qua tư duy của người xưa, như quả đất, bầu trời là hình tròn, mặt trăng hay mặt nguyệt cũng là những vòng tròn, có hào quang và sao là những đĩa đèn gắn trên đó.

          Trong Nho giáo, ngừoi hiểu Tùng, trúc, cúc, mai là biểu tượng cho quân tử, nhưng ở một trong những cây đèn này tùng – cúc – trúc – mai đi liền với nhau, tạo nên tứ quý – dường như là một loại đề tài khá phổ biến trong các nền nghệ thuật Đông Phương cổ xưa. Đây cũng là biểu hiện của sự thanh cao, lòng ngay thẳng, ý chí vươn lên của người quân tử. Rồng và phượng là đề tài khá phổ biến trên những cây đèn đang bàn, được hiểu là biểu tượng của vương quyền, thần quyền, của hoàng hậu, chắc cũng chẳng có gì sai, nhưng ở đây, ở những cây đèn này, rồng chầu mặt nguyệt, mặt nhật, rồng chầu phượng, lại là câu chuyện khác, mang ý nghĩa xa xưa hơn. Cũng ở tren những cây đèn này, tùng, cúc, trúc, mai đi với lá đề, hoa sen như là biểu tượng của Phật giáo và Nho giáo – điều rất thường thấy trong nghệ thuật Việt Nam khi mà ba tôn giáo Đạo – Phật – Nho luôn đồng hành trong tín ngưỡng, tôn giáo của người Việt, ngay cả khi mà Phật giáo thịnh hành, độc tôn ở hai triều đại Lý – Trần. Nhưng yếu tố Đạo giáo được ẩn đằng sau những cây đèn, qua những sinh hoạt của cộng đồng liên quan tới cây đèn, đậm giá trị phi vật thể, xin được trình bầy kỹ ở phần sau.

          Như vậy, dẫu mới chỉ thoáng qua, các lớp ngôn ngữ trên những cây đèn thời cuối Nguyễn đã được nhận ra và đâu đó, người đọc cũng nhận ra giá trị hiển lộ của hoa văn trang trí trên những cây đèn ấy, theo đó, nó đã không vượt thoát được những gì đã thấy trên nền tảng chung của nghệ thuật dân tộc và nghệ thuật thời đại sản sinh ra chúng. Thế nhưng, ở tầng nền sâu thẳm nhất của cây đèn chính là giá trị biểu tượng của chúng – điều mà bài viết này muốn hướng tới.
          Những cây đèn thời cuối Nguyễn cho chúng ta một hình ảnh cụ thể nhất về một vũ trụ thu nhỏ mà những phân tích nêu trên đã đề cập. Chúng đã cập nhật được quan niệm của thời đại: quả đất tròn (hình cầu) mà cây đèn số 1, số 3 và đặc biệt là số 4 đã mô tả, còn bầu trời là khoảng không bảo la, được diễn tả bằng những vì sao (đĩa đèn xung quanh) và trên đỉnh là mặt trời, mặt trăng, được biểu hiện trên cây đền số 1 và số 4. Người cổ xưa chưa có đủ quan niệm này, nhưng họ coi cây đèn như là một vũ trụ thì quá rõ. O.Janse, nhả khảo cổ học tài danh người Thụy Điển, khi tìm thấy cây đèn Lạch Trường (Thanh Hóa) có niên đại cách ngày nay 2000 năm đã chỉ ra rằng, cây đèn có giá trị vô cùng quan trọng trong các hoạt động tế lễ về ban đêm, khi ánh sáng đóng vai trò cơ bản. Đó cũng là vũ trụ bao la được thu vào cây đèn, là sự phản ánh của mặt trời, trăng và sao. Ánh sáng phát ra từ cây đèn như ánh hào quang và ánh hào quang đó đưa lại cho con người luôn tôn kính thần thánh, tín ngưỡng và sự bất tử ở kiến giải này là của O.Janse hơn nửa thế kỷ trước.

          Gần đây, các nhà khảo cổ học ở Tứ Xuyên (Trung Quốc) đã phát hiện tại di chỉ Tam Trinh, có niên đại cách đây 3500 năm, tàn tích của một cây đèn vô cùng lớn. Đồng nghiệp của tôi là TS Vũ Quốc Hiền đã đến đây và cho hay, họ dựng lại cây đèn ấy và tái hiện lại quang cảnh tế lễ về ban đêm, chẳng khác bao so với O.Janse đã miêu tả. Việc đưa niên đại của di chỉ Tam Trinh như trên là quá sơm, cần phải được bàn thêm, nhưng theo tôi, cây đèn ở Tam Trinh không thể vượt quá khung niên đại của các nhóm cư dân có chung một quan niệm. Đâu đó khoảng trên dưới 2000 năm cách ngày nay mà thôi.




          Xin trở lại với cây đèn thời cuối Nguyễn với ngôn ngữ biểu tượng là cây vũ trụ. Trên cây đèn số 1, ta thấy những con rồng bám vào lồng đèn hình tròn chầu lên chim phượng. Ở đây, rõ ràng phượng không phải là tượng trưng cho vương hậu, mà nó đứng trên đĩa đèn, biểu tượng cho mặt trời, mặt trăng (Rồng chầu nguyệt, chầu nhật). Phượng, theo quan niệm cổ xưa là một loài chim chúa tể, đứng trên muôn loài, thể hiện cho sự cao quý, anh minh, quan sát vũ trụ. Đó cũng là biểu tượng của dương tính trong quan niệm âm dương của Đạo giáo. Quan niệm này có từ thời Đông Sơn, cách đây hơn 2000 năm, khi ta thấy hầu như trên những đĩa đèn quang treo, đều có chim phượng ở đỉnh. Trên cây đèn số 1 này, những đĩa đèn quang treo đều là hình ảnh chim phượng cách điệu hoặc tả thực. Rồng chậu nhật, chầu nguyệt trong trường hợp này không còn là ý nghĩa vương quyền, thần quyền, mà đó là sự  giao hoà âm (rồng) và dương (mặt trời), của nước (rồng) và lửa (mặt trời). Rồng và chim (phượng) ta cũng thấy cặp đôi ấy trên các đĩa đèn có móc treo thời Đông Sơn.

          Những cây đèn nói chung và thời cuối Nguyễn nói riêng dẫu có đặt trong các chùa chiền, Đạo quán hay bất cứ mợt cơ sở tín ngưỡng tâm linh nào, đều có liên quan tới tế lễ. Trong không gian mờ tỏ của chùa, đền, miếu, ánh sáng phát ra từ cây đèn như là vật dẫn đường chỉ lối cho người hành lễ đến với thế giới bên kia và ngược lại. Đó cũng là sự giao hoà âm – dương, cõi sống và cõi chết, mà cây đèn là trung gian đưa dẫn. Có lẽ vì thế, cây đèn/cây nến trong đời sống và tâm linh của người Việt thông qua các buổi tế lễ cho ông bà, tổ tiên, thần thánh vẫn không bao giờ bị mất đi, cho dù, người thực hành chưa mấy ai hiểu ý nghĩa nguyên thuỷ của nó.

          Dựa trên hình ảnh của người thổi sáo, thổi khèn trên những cây đèn thời Đông Sơn, O.Janse coi đó là những nhạc công thổi sáo, thổi khèn, như một đoạn kết tái hiện các ông thánh, bà thánh với sự trầm luân của con người cùng sự suy tư về sự lựa chọn con đường đi. Đó chính là ý nghĩa đầy chất thần bí của tín ngưỡng mang đậm chất Đạo giáo, mà tôi đã nói tới một chút ở trên.

          Và, không chỉ có vậy, quan niệm về vũ trụ, về âm dương được thể hiện trên cây đèn đều là những thành tố cơ bản trong rất nhiều thành tố để tạo nên “ý thức hệ” Đạo giáo, mà theo tôi, gốc nền của một tôn giáo không kinh kệ, không giáo đường, chưa bao giờ được thừa nhận là tôn giáo chính thống ấy, chính là tín ngưỡng dân gian. Và, đó là tín ngưỡng dân gian nên nó có sức sống lâu bền và toả sáng trong những thời điểm mỗi khi có điều kiện.

          Thời cuối Nguyễn là một ví dụ và những cây đèn vừa giới thiệu là một trong những minh chứng.

          Tôi cho rằng, tầng nền của Đạo giáo, của tín ngưỡng dân gian ở dân tộc ta có từ thời Đông Sơn. Nhận xét này không phải đến bây giờ, mà cách đay hơn một nửa thế kỉ, O.Janse đã chỉ ra, khi mà ông nhận thấy, Phật giáo và các tôn giáo khác chưa đến với vùng đất này và những cây đèn đậm đặc và đông đúc nhất trong lịch sử những cây đèn Việt cũng nằm trong giai đoạn ấy. Văn hoá và nghệ thuật Đông Sơn được nảy sinh trên cơ tầng tư tưởng Đạo giáo mang đậm tín ngưỡng dân gian nên có sức sống, vượt qua cả nghìn năm thuộc Bắc, ảnh hưởng đến Lý – Trần – Lê – Nguyễn, đã được nhiều đồng nghiệp chứng minh. Thế nhưng, trên những cây đèn thời cuối Nguyễn, tôi vẫn thấy yếu tố Đông Sơn được trở lại đậm đặc hơn cả. Trở lại từ quan niệm đã đành, nhưng hoa văn trang trí như chim phượng, rồng, hươu, voi, người cầm đèn hoặc đội đèn, thấy nhan nhản trên những cây đèn giai đoạn này. Vậy thì tại sao lại có hiện tượng ấy?

Tôi cho rằng, thời Nguyễn nói chung, thời cuối Nguyễn nói riêng, tôn giáo trong dân gian có sự khủng hoảng. Phật và Nho đã mãn chiều, xế bóng. Thiên chúa giáo chưa ăn sâu vào đời sống của đa số cộng đồng cư dân. Tín ngưỡng dân gian trỗi dậy và tín ngưỡng ấy là tinh thần cơ bản của Đạo giáo và tinh thần ấy được xây nền, đắp móng từ văn hoá Đông Sơn, hơn 2000 năm trước. Trong điều kiện chính trị, xã hội như vậy, tín ngưỡng dân gian được thay thế và khoả lấp cho ý thức hệ Phật – Nho như là một tất yếu không thể cưỡng của lịch sử.

          Giờ đây, trong đời sống tâm linh của người Việt, cho dù cây đèn không còn nhiều giá trị biểu tượng, hay nói cho chính xác hơn, không mấy ai quan tâm tới những giá trị biểu tượng ấy, nhưng, từ trong thẳm sâu của tiềm thức và thói quen, cây đèn, cây nến vẫn được sử dụng như là sự giao hoà cõi âm với cõi dương, trên các bàn thờ tổ tiên trong các buổi tế lễ. Đặc biệt, trong đêm giao thừa, mâm cỗ, hương, nến, đèn được đưa ra ngoài trời cúng bái, phải chăng vẫn là một quan niệm xa xưa của cây vũ trụ, trong các buổi hành lễ với sự giao cảm của con người với thần linh, trong sự giao hoà giữa trời và đất. Hình ảnh cây đèn, cây vũ trụ, ngày nay còn đọng lại rõ ràng nhất là cây đèn kéo quân, theo tôi, đó là cả một vũ trụ thu nhỏ.

          Xin trở lại với cây đèn thời cuối Nguyễn với ngôn ngữ biểu tượng là cây vũ trụ. Trên cây đèn số 1, ta thấy những con rồng bám vào lồng đèn hình tròn chầu lên chim phượng. Ở đây, rõ ràng phượng không phải là tượng trưng cho vương hậu, mà nó đứng trên đĩa đèn, biểu tượng cho mặt trời, mặt trăng (Rồng chầu nguyệt, chầu nhật). Phượng, theo quan niệm cổ xưa là một loài chim chúa tể, đứng trên muôn loài, thể hiện cho sự cao quý, anh minh, quan sát vũ trụ. Đó cũng là biểu tượng của dương tính trong quan niệm âm dương của Đạo giáo. Quan niệm này có từ thời Đông Sơn, cách đây hơn 2000 năm, khi ta thấy hầu như trên những đĩa đèn quang treo, đều có chim phượng ở đỉnh. Trên cây đèn số 1 này, những đĩa đèn quang treo đều là hình ảnh chim phượng cách điệu hoặc tả thực. Rồng chậu nhật, chầu nguyệt trong trường hợp này không còn là ý nghĩa vương quyền, thần quyền, mà đó là sự  giao hoà âm (rồng) và dương (mặt trời), của nước (rồng) và lửa (mặt trời). Rồng và chim (phượng) ta cũng thấy cặp đôi ấy trên các đĩa đèn có móc treo thời Đông Sơn.

          Những cây đèn nói chung và thời cuối Nguyễn nói riêng dẫu có đặt trong các chùa chiền, Đạo quán hay bất cứ mợt cơ sở tín ngưỡng tâm linh nào, đều có liên quan tới tế lễ. Trong không gian mờ tỏ của chùa, đền, miếu, ánh sáng phát ra từ cây đèn như là vật dẫn đường chỉ lối cho người hành lễ đến với thế giới bên kia và ngược lại. Đó cũng là sự giao hoà âm – dương, cõi sống và cõi chết, mà cây đèn là trung gian đưa dẫn. Có lẽ vì thế, cây đèn/cây nến trong đời sống và tâm linh của người Việt thông qua các buổi tế lễ cho ông bà, tổ tiên, thần thánh vẫn không bao giờ bị mất đi, cho dù, người thực hành chưa mấy ai hiểu ý nghĩa nguyên thuỷ của nó.

Dựa trên hình ảnh của người thổi sáo, thổi khèn trên những cây đèn thời Đông Sơn, O.Janse coi đó là những nhạc công thổi sáo, thổi khèn, như một đoạn kết tái hiện các ông thánh, bà thánh với sự trầm luân của con người cùng sự suy tư về sự lựa chọn con đường đi. Đó chính là ý nghĩa đầy chất thần bí của tín ngưỡng mang đậm chất Đạo giáo, mà tôi đã nói tới một chút ở trên.

          Và, không chỉ có vậy, quan niệm về vũ trụ, về âm dương được thể hiện trên cây đèn đều là những thành tố cơ bản trong rất nhiều thành tố để tạo nên “ý thức hệ” Đạo giáo, mà theo tôi, gốc nền của một tôn giáo không kinh kệ, không giáo đường, chưa bao giờ được thừa nhận là tôn giáo chính thống ấy, chính là tín ngưỡng dân gian. Và, đó là tín ngưỡng dân gian nên nó có sức sống lâu bền và toả sáng trong những thời điểm mỗi khi có điều kiện.

Thời cuối Nguyễn là một ví dụ và những cây đèn vừa giới thiệu là một trong những minh chứng.

          Tôi cho rằng, tầng nền của Đạo giáo, của tín ngưỡng dân gian ở dân tộc ta có từ thời Đông Sơn. Nhận xét này không phải đến bây giờ, mà cách đay hơn một nửa thế kỉ, O.Janse đã chỉ ra, khi mà ông nhận thấy, Phật giáo và các tôn giáo khác chưa đến với vùng đất này và những cây đèn đậm đặc và đông đúc nhất trong lịch sử những cây đèn Việt cũng nằm trong giai đoạn ấy. Văn hoá và nghệ thuật Đông Sơn được nảy sinh trên cơ tầng tư tưởng Đạo giáo mang đậm tín ngưỡng dân gian nên có sức sống, vượt qua cả nghìn năm thuộc Bắc, ảnh hưởng đến Lý – Trần – Lê – Nguyễn, đã được nhiều đồng nghiệp chứng minh. Thế nhưng, trên những cây đèn thời cuối Nguyễn, tôi vẫn thấy yếu tố Đông Sơn được trở lại đậm đặc hơn cả. Trở lại từ quan niệm đã đành, nhưng hoa văn trang trí như chim phượng, rồng, hươu, voi, người cầm đèn hoặc đội đèn, thấy nhan nhản trên những cây đèn giai đoạn này. Vậy thì tại sao lại có hiện tượng ấy?

          Tôi cho rằng, thời Nguyễn nói chung, thời cuối Nguyễn nói riêng, tôn giáo trong dân gian có sự khủng hoảng. Phật và Nho đã mãn chiều, xế bóng. Thiên chúa giáo chưa ăn sâu vào đời sống của đa số cộng đồng cư dân. Tín ngưỡng dân gian trỗi dậy và tín ngưỡng ấy là tinh thần cơ bản của Đạo giáo và tinh thần ấy được xây nền, đắp móng từ văn hoá Đông Sơn, hơn 2000 năm trước. Trong điều kiện chính trị, xã hội như vậy, tín ngưỡng dân gian được thay thế và khoả lấp cho ý thức hệ Phật – Nho như là một tất yếu không thể cưỡng của lịch sử.

          Giờ đây, trong đời sống tâm linh của người Việt, cho dù cây đèn không còn nhiều giá trị biểu tượng, hay nói cho chính xác hơn, không mấy ai quan tâm tới những giá trị biểu tượng ấy, nhưng, từ trong thẳm sâu của tiềm thức và thói quen, cây đèn, cây nến vẫn được sử dụng như là sự giao hoà cõi âm với cõi dương, trên các bàn thờ tổ tiên trong các buổi tế lễ. Đặc biệt, trong đêm giao thừa, mâm cỗ, hương, nến, đèn được đưa ra ngoài trời cúng bái, phải chăng vẫn là một quan niệm xa xưa của cây vũ trụ, trong các buổi hành lễ với sự giao cảm của con người với thần linh, trong sự giao hoà giữa trời và đất. Hình ảnh cây đèn, cây vũ trụ, ngày nay còn đọng lại rõ ràng nhất là cây đèn kéo quân, theo tôi, đó là cả một vũ trụ thu nhỏ.

          Từ những cây đèn, tôi đã đi quá xa với giá trị tự thân của chúng, theo đó, hẳn sẽ chẳng có nhiều người đồng tình, ủng hộ. Thế nhưng, chúng là thực thể đã tồn tại trong đời sống cộng đồng hơn 2000 năm nay, không thể không quan tâm giải mã. Nếu có điều gì chưa đúng, chưa hay trong hành trình giải mã của bài viết này, mong nhận được sự phản hồi của bạn đọc xa gần.