TẾT VỀ LAU BỤI KỶ VẬT NHỚ ÔNG BÀ
Đào Phan Long
Đã thành lệ, gần Tết tôi lại tự mình lau chùi những kỷ vật quý của ông bà, cha mẹ mình để lại, còn những món cổ vật khác thì không.
Tôi có mấy đứa cháu, mặc dầu chúng còn rất nhỏ dại chưa đầy chục tuổi nhưng đã thích và có ý thức trân trọng nhưng cổ vật của ông. Âu đó cũng là niềm vui khi đã ở tuổi lục tuần.
- Ông ơi, sao ông chỉ lau bụi mấy thứ này? Đây có phải đồ cổ quý không ông?
- Có ba món này là đồ cổ vì nó là của bà Cố con để lại cho Cụ, rồi cụ để cho ông giữ. Đây là hộp bằng bạc đựng đồ trang sức, và chiếc vòng tràng hạt bằng đá quý của cụ Cố dùng khi tụng kinh hàng ngày.
- Cụ Cố là thế nào? cụ Cố năm nay còn sống thì bao nhiêu tuổi hả ông?
- Hơn 120 tuổi cháu ạ. Cụ Cố là người đẻ ra Cụ nhà ta, rồi Cụ đẻ ra ông của cháu. Có cụ Cố mới có Cụ, có Cụ mới có ông, có ông mới có bố con. Các cháu hiểu chưa nào? Đám trẻ nhìn nhau cười, nhún vai và gật gật những cài đầu khoái chí.
- Ngày xưa cụ Cố tụng kinh ở nhà hay ở chùa hả ông?
- Ở nhà cháu ạ. Ông nghe Cụ kể lại: Cứ đến giờ đã định trong ngày là Cố mặc áo tu hành, thắp hương trước bàn thờ Phật ngồi lần vòng tràng hạt này tụng kinh, gõ mõ để mong cho gia đình yên lành, vui vẻ, con cháu có sống tốt.
- Ngồi tụng kinh gõ mõ giống như các cụ trên chùa Một Cột hôm nọ cháu đi theo bà lên chùa nhìn thấy phải không ông?
- Đúng. Nhưng tụng kinh niệm phật một mình ở nhà hàng ngày gọi là “Tu tại gia” không phải tu trên chùa.
- Ông ơi, thế sao bà và mẹ con lại không tụng kinh như cụ Cố?
- Giờ bà và mẹ cháu cũng như nhiều nhà khác đều bận đi làm kiếm tiền nuôi gia đình nên không có thời gian gõ mõ tụng kinh, nhưng ngày rằm, mồng một hàng hàng tháng bà và mẹ vẫn thắp hương khấn Phật phù hộ các cháu vẫn thấy đấy. Các cháu thường vẫn được ăn xôi ăn lộc thắp hương có đúng không? Thôi bây giờ các cháu đi chơi để ông tập trung làm cho xong nhé.
Lũ trẻ ngoan ngoãn vâng lời chạy chơi chỗ khác.
Hộp bạc, TK: 19
*
* *
Còn lại một mình tôi miên man hình dung về ông bà nội ngọai của mình mà khi trưởng thành tôi đã không hề được gặp mặt bởi chiến tranh li tán mỗi người mỗi ngả. Còn giờ đây hầu như ở các gia đình lớp cháu nhỏ đều còn có ông bà nội, ngoại cùng được quấn quýt bên nhau ngày ngày. Thật hạnh phúc cho con cháu.
Quê nội tôi ở Hà Đông, ông nội tôi vào làm thư lại ở Nông Cống, Thanh Hóa. Ông mất năm đầu những năm 30 của thế kỷ trước, khi đó bố tôi mới hơn 10 tuổi. Bà tôi và các con về sống với Bác Trưởng tại Kinh đô Huế. Bác Trưởng là tri thức yêu nước có tiếng đã cùng bác gái thay cha nuôi mẹ và dậy dỗ các em. Bác đã bị Pháp bắt vì tham gia thành lập tổ chức hoạt động cách mạng chống Pháp vào cuối những năm 20 thế kỷ 20. Sau khi ra tù bác về làm báo, viết sách, nghiên cứu lịch sử, văn hóa cùng các cụ trí thức yêu nước như các cụ Huỳnh Thúc Kháng, Phan Đăng Lưu, Hải Triều, Tôn Quang Phiệt… ở Huế để tiếp tục truyền bá tư tưởng yêu nước, tự do, bình đẳng, bác ái của các nhà ái quốc nước Pháp, nước Nga, nước Trung Hoa… nhằm ngầm góp phần khai trí cho mọi người biết rõ bộ mặt thật của thực dân Pháp và quan lại triều Nguyễn. Chính nhờ tấm gương của bác cả mà các em trong đó có cha tôi đã theo gương anh bỏ học thoát li đi hoạt động cách mạng chuyên nghiệp cho Đảng cộng sản Đông Dương. Cha tôi cùng hai bác trên và cô em út trong gia đình cũng bị Pháp bắt, ba người trong đó có cha bị đầy Côn Đảo, còn cô út bị giam ở Kon Tum. Mãi khi cách mạng Tháng Tám thàng công 1945 mới được ra tù.
Làm mẹ mà có tới 05 con bị Pháp bắt bỏ tù, trong lòng bà tôi đau đớn vô cùng. Bà đành dằn lòng trước sự thật và tự nghĩ: Biết làm sao được khi nước nhà đang bị ngoại bang xâm lược cai trị? Nước mà mất là mất tất cả, nên mặc dầu rất đau đớn nhưng bà đồng tình với sự dấn thân chấp nhận hy sinh của các con đi làm cách mạng. Do các con đi làm cách mạng nên bà thường xuyên bị nhà cầm quyền cho người theo dõi. Có lần họ hỏi bà:
- Sao bà không khuyên bảo con cái để tất cả rủ nhau đi làm phản vậy?
- Tôi già rồi. Việc chúng làm chúng chịu. Tôi đâu có biết mô tê chi. Các ông trách tôi là không đúng. Bà cụ điềm tĩnh bõm bẽm nhai trầu trả lời.
Bà nội tôi do xuất thân trong gia đình quan lại nhà Nguyễn, nhưng phụ thân đã từng làm tướng trong khởi nghĩa Ba Đình chống Pháp của cụ Phan Đình Phùng. Khởi nghĩa thất bại, người Pháp và triều đình nhà Nguyễn đàn áp, bà đã phải đổi họ, đổi tên bôn tẩu lánh xa kinh đô để về làm bà bé cho ông nội tôi. Chính tấm gương yêu nước của cha anh và hoàn cảnh gian nan đã luyện cho bà một ý chí vững vàng để vượt lên trước bão tố thời cuộc. Các con bị Pháp bắt tù hầu hết, bà nói với Bác Trưởng để bà về đất Thanh xây nên một ngôi chùa riêng ngày ngày tụng kinh, niệm phật cho khuây khỏa nhằm che mắt mật thám và cầu mong cho các con được khỏe mạnh bình an. Chùa bà xây ngày nay vẫn còn với tên gọi là chùa Yên Thái trên đất Thanh Hóa.
Còn về ông bà ngoại của tôi thì có cuộc đời khác hẳn. Đọc hồi ký của mẹ, tôi biết về bên ngoại mình. Thời trai trẻ khi ông bà chưa tác thành thì có cuộc sống sung sướng hơn người, khi lập gia đình cũng “thường thường bậc trung” trong xã hội, nhưng về cuối đời thì khổ.
Năm ông ngoại tôi hơn 10 tuổi, người Pháp tìm đến các làng chài gần Kinh thành Huế để chọn những đứa trẻ khỏe mạnh cho sang Pháp nuôi học để khi trưởng thành về nước làm trong bộ máy cai trị của chúng. Ông lên tầu sang Pháp học tập đến năm 18 tuổi về nước ở Huế, cưới bà ngoại là Công tằng Tôn Nữ, dòng Hoàng phái. Sau đó ông được bổ về làm Thuế quan ở Sông Gianh, Quảng Bình. Do được tiếp tu tư tưởng tự do, bình đẳng của người Pháp, nên ông không sợ gì Sếp Tây và trong nhà luôn có hầm rượu vang nhập khẩu từ Pháp về dùng, có vài khẩu sung săn hai nòng đi săn, chơi tenít sau giờ làm việc… Còn bà ngoại thì ở nhà chăm con, khi các con học hết tiểu học bà lo cho học tiếp nội trú ở Huế. Những ngày hè con cái về nhà nghỉ bà thường tổ chức cho các con và chúng bạn vui chơi, ăn uống thỏa thích. Từ nhỏ bà sống trong Đại Nội, được học và dậy dỗ giáo lý, sinh hoạt theo quy định của nhà Nguyễn. Cho nên bà rất giỏi nội trợ và cúng lễ, chăm chút dậy bảo con cái và chiều chồng.
Trước Cách mạng tháng tám 1945 ông đã về hưu nên gia đình sinh họat eo hẹp. Và rồi Cách mạng đến, Ông được mời làm Chủ tịch Mặt trận Liên Việt Huyện. Pháp quay lại đánh ta, ông bà và cô út cùng bà vú trong gia đình bỏ lại Villa của mình bên bờ sông Gianh lên chiến khu Tuyên Hóa với chính quyền kháng chiến. Bao nhiêu đồ đạc vật dụng quý ông bà sắm sửa cả đời, trong đó có nhiều sứ Tầu cổ ông cho đem chôn dấu trong vườn và hy vọng Pháp thua rút quân thì sẽ quay về lấy lại. Nhưng rồi quân Pháp chiếm đóng lâu dài không như ông nghĩ, Villa nhà ông chúng lấy làm đồn trú và vơ vét cả tài sản trong nhà. Ông ốm vì thiếu thốn đủ thứ và mất tại đây.
Ông bà sinh hạ được 6 người con, mẹ tôi là thứ 3. Đất nước chia cắt 1954, ba người con trong đó có bác thứ hai là Trưởng Nam, mẹ tôi, cô út ở Miền Bắc theo chế độ ta, còn ba người và bà ngoại ở Miền Nam theo chế độ bên kia. Cũng như bà nội tôi, bà ngoại rất đau buồn vì các con li tán, đất nước chiến tranh, bà vào chùa Kỳ Quang ở Sài Gòn ở với các sư. Ngày ngày bà tụng kinh niệm phật cầu chúc cho con cháu an toàn trước đạn bom và khuây khỏa nỗi lòng. Năm 1975 mẹ tôi từ Hà Nội vào thăm bà và các anh chị em đã xa cách bao lâu. Bà chia cho mẹ tôi hai kỷ vật tôi giữ hôm nay và nói: “Nhờ đức tin kinh kệ ngày ngày của bà mà con cháu sống ở hai miền suốt bao năm trận chiến ác liệt như vậy nhưng giời phật đã phù hộ độ trì cho gia đình ta không ai bị tử nạn cả. Hãy nhớ điều đó nghe!”
Nay đã về già. Ngẫm lại về cuộc đời bà nội, bà Ngọai về mẹ của mình mà tôi tự hào và thương cảm vô cùng.
*
* *
Đang mải nghĩ thì tôi bừng tỉnh vì đám cháu lại đến quấy ông.
- Thế còn những thứ đồ này trông như mới là gì hả ông?
- Giỏi thật. Đây chưa phải là cổ vật mà chỉ là kỷ vật - tức là đồ kỷ niệm - vì chúng chưa quá 100 tuổi, nhưng ông quý hơn cả các đồ cổ khác có trong nhà ta đấy.
- Tại sao ạ?
- Vì là thế này: Đây là bộ bàn ghế uống trà, chiếc vỏ phích đựng nước nóng, chiếc vỏ phích đựng đá, chiếc đèn bàn, cái gạt tàn thuốc lá, giá để gương, cái ống đựng kèm cả giá gác bút viết có đúng không nào?
- Vâng ạ.
- Các cháu có biết chúng do ai làm ra không? Cụ khi còn sống tự làm ra đấy. Cụ lấy các bộ phận của máy bay Mỹ bị quân ta bắn rơi trong những năm Mỹ ném bom đánh ta như các cháu đã xem trên tivi để tạo ra chúng đấy. Có đẹp không nào? Chỉ nhà ta mới có các cháu ạ. Không ai có đâu. Khi cụ làm ra chúng để dùng hàng ngày cụ đã nói với ông rằng đây là kỷ vật cụ để lại cho con cháu giữ mai sau. Ông bà sau này già, các cháu lớn lên có giữ gìn các thứ này như ông không?
- Có ạ. Ông cho cháu cả nhiều đồ cổ khác nữa nhé.
- Chắc chắn rồi. Nhưng các cháu phải ngoan. Học giỏi. Khỏe mạnh. Biết vâng lời và thương yêu bố mẹ, lễ phép, tốt với mọi người đồng thời các cháu phải cố gắng để hiểu biết nhiều thì mới biết quý và giữ gìn được đồ cổ trong nhà.
- Bố mẹ cháu không có đồ cổ ông ạ.
- Vì bố mẹ các cháu bận và chưa hiểu nhiều về đồ cổ nên chưa thích. Nhà cháu bố mẹ có nhiều thứ đắt tiền như ôtô, xe máy và nhiều thứ khác để dùng hàng ngày, ông nghĩ rồi bố mẹ cháu sẽ chơi đồ cổ như ông.
- Khó lắm. Thằng anh lớn nhún vai đáp.
- Khó thì hỏi ông. Bố mẹ đi làm về em sẽ kể chuyện ông nói để bố mẹ mua đồ cổ về nhà bầy cho đẹp.
- Cu cậu này giỏi qúa. Hay đấy.
*
* *
Hôm nay Tết sắp đến, ngồi lau bụi cho những kỷ vật của cha ông để lại, cầm lên những kỷ vật tôi ngẫm sẽ cố gắng truyền lại cho con cháu mình nhưng kỷ vật quý này của gia đình, muốn vậy phải nói cho chúng rõ:
Theo lẽ đời, khi người ta về già thường nghĩ lại quãng đời đã qua của mình. Tôi cũng vậy. Ngẫm ra, có lẽ thế hệ chúng tôi là thế hệ người Việt Nam đương đại đã trải qua và minh chứng biết bao thăng trầm của lịch sử đất nước mình. Sống được đến hôm nay qủa số phận mình cũng rất may mắn hơn nhiều người khác rồi. Sống mà được làm việc, được biết nhiều chuyện, được đi đây đi đó khắp nơi, được có nhiều người bạn tốt, tinh thần, sức khỏe tốt… thì chả có gì phải tiếc nuối.
Lứa chúng tôi chào đời sau cách mạng Tháng Tám thành công 1945, sinh ra trong những ngày tháng sau lời kêu gọi “Toàn Quốc Kháng Chiến” chống thực dân Pháp quay lại xâm lược nước ta một lần nữa năm 1946 của Hồ Chủ Tịch. Đúng là sinh ra trong bão tố chiến tranh.
Thế nhưng số phận tôi may mắn nên đã được sống sót bởi mẹ mình đã vượt mọi gian nan bồng bế tôi chạy giặc khắp nơi để tìm gặp được cha trên chiến khu Việt Bắc. Những bước đi chập chững, những lời bập bẹ, những đêm đông giá lạnh tôi được ngủ trong vòng tay mẹ bên bếp lửa nhà sàn, những thiếu đói… đã đến với lũ trẻ là con cái của các gia đình cán bộ Cụ Hồ giữa chốn rừng sâu. Nhưng chính trong những năm tháng gian nan ác liệt đầu đời ấy của tôi, ngoài tình mẫu tử tôi lại luôn được các chú, bác là đồng chí của cha mẹ trong cơ quan bế cõng, đùa chơi, cho ăn, che chở hơn bât cứ ai. Chắc chắn những ký ước ấy đã gieo mầm vào cái đầu thơ dại của tôi để đến khi mình trưởng thành luôn sống, học tập, làm việc trong hoàn cảnh đầy gian khổ trong suốt nhưng năm tháng đất nước chiến tranh hàng chục năm ròng, rồi thời bao cấp tem phiếu thiếu thốn…
Thế hệ chúng tôi hiện giờ đã đi qua hơn một Hoa giáp 60 năm, những người còn tồn tại trên đời không ít kẻ đã tha hóa đánh mất mình trước lạc thú, cám giỗ vật chất, trước ham muốn quyền lực để bon chen trong cuộc sống xô bồ phức tạp thời nay. Do có ít nhiều hiểu biết và tự trọng nhờ công giáo dưỡng của các bậc sinh thành nên tôi luôn tâm niệm và ứng xử trong cuộc sống theo triết lý cổ xưa của Khổng Tử, đó là “Kỷ sở bất dục, Vật thi ư nhân”, có nghĩa “Không nên bắt người khác làm điều gì mình không muốn làm”; hoặc “Phú qúy bất năng dâm, bần tiện bất năng di, uy vũ bất năng khuất”, có nghĩa “Không ham giầu sang danh lợi, không hèn khi gặp cảnh nghèo khó, không chịu khuất phục trước vũ lực áp bức”. Triết lý răn dậy để làm người tốt của các dân tộc phương Đông, phương Tây có rất nhiều, nhưng trong cuộc sống để giữ được là “Người tử tế” không phải dễ. Mong sao đời nay và mai sau Việt Nam ta càng ngày càng có đông đảo Người tử tế để góp sức xây dựng đất nước ngày một thịnh vượng./.
TẾT VỀ LAU BỤI KỶ VẬT NHỚ ÔNG BÀ
Đào Phan Long
Đã thành lệ, gần Tết tôi lại tự mình lau chùi những kỷ vật quý của ông bà, cha mẹ mình để lại, còn những món cổ vật khác thì không.
Tôi có mấy đứa cháu, mặc dầu chúng còn rất nhỏ dại chưa đầy chục tuổi nhưng đã thích và có ý thức trân trọng nhưng cổ vật của ông. Âu đó cũng là niềm vui khi đã ở tuổi lục tuần.
- Ông ơi, sao ông chỉ lau bụi mấy thứ này? Đây có phải đồ cổ quý không ông?
- Có ba món này là đồ cổ vì nó là của bà Cố con để lại cho Cụ, rồi cụ để cho ông giữ. Đây là hộp bằng bạc đựng đồ trang sức, và chiếc vòng tràng hạt bằng đá quý của cụ Cố dùng khi tụng kinh hàng ngày.
- Cụ Cố là thế nào? cụ Cố năm nay còn sống thì bao nhiêu tuổi hả ông?
- Hơn 120 tuổi cháu ạ. Cụ Cố là người đẻ ra Cụ nhà ta, rồi Cụ đẻ ra ông của cháu. Có cụ Cố mới có Cụ, có Cụ mới có ông, có ông mới có bố con. Các cháu hiểu chưa nào? Đám trẻ nhìn nhau cười, nhún vai và gật gật những cài đầu khoái chí.
- Ngày xưa cụ Cố tụng kinh ở nhà hay ở chùa hả ông?
- Ở nhà cháu ạ. Ông nghe Cụ kể lại: Cứ đến giờ đã định trong ngày là Cố mặc áo tu hành, thắp hương trước bàn thờ Phật ngồi lần vòng tràng hạt này tụng kinh, gõ mõ để mong cho gia đình yên lành, vui vẻ, con cháu có sống tốt.
- Ngồi tụng kinh gõ mõ giống như các cụ trên chùa Một Cột hôm nọ cháu đi theo bà lên chùa nhìn thấy phải không ông?
- Đúng. Nhưng tụng kinh niệm phật một mình ở nhà hàng ngày gọi là “Tu tại gia” không phải tu trên chùa.
- Ông ơi, thế sao bà và mẹ con lại không tụng kinh như cụ Cố?
- Giờ bà và mẹ cháu cũng như nhiều nhà khác đều bận đi làm kiếm tiền nuôi gia đình nên không có thời gian gõ mõ tụng kinh, nhưng ngày rằm, mồng một hàng hàng tháng bà và mẹ vẫn thắp hương khấn Phật phù hộ các cháu vẫn thấy đấy. Các cháu thường vẫn được ăn xôi ăn lộc thắp hương có đúng không? Thôi bây giờ các cháu đi chơi để ông tập trung làm cho xong nhé.
Lũ trẻ ngoan ngoãn vâng lời chạy chơi chỗ khác.
Hộp bạc, TK: 19
*
* *
Còn lại một mình tôi miên man hình dung về ông bà nội ngọai của mình mà khi trưởng thành tôi đã không hề được gặp mặt bởi chiến tranh li tán mỗi người mỗi ngả. Còn giờ đây hầu như ở các gia đình lớp cháu nhỏ đều còn có ông bà nội, ngoại cùng được quấn quýt bên nhau ngày ngày. Thật hạnh phúc cho con cháu.
Quê nội tôi ở Hà Đông, ông nội tôi vào làm thư lại ở Nông Cống, Thanh Hóa. Ông mất năm đầu những năm 30 của thế kỷ trước, khi đó bố tôi mới hơn 10 tuổi. Bà tôi và các con về sống với Bác Trưởng tại Kinh đô Huế. Bác Trưởng là tri thức yêu nước có tiếng đã cùng bác gái thay cha nuôi mẹ và dậy dỗ các em. Bác đã bị Pháp bắt vì tham gia thành lập tổ chức hoạt động cách mạng chống Pháp vào cuối những năm 20 thế kỷ 20. Sau khi ra tù bác về làm báo, viết sách, nghiên cứu lịch sử, văn hóa cùng các cụ trí thức yêu nước như các cụ Huỳnh Thúc Kháng, Phan Đăng Lưu, Hải Triều, Tôn Quang Phiệt… ở Huế để tiếp tục truyền bá tư tưởng yêu nước, tự do, bình đẳng, bác ái của các nhà ái quốc nước Pháp, nước Nga, nước Trung Hoa… nhằm ngầm góp phần khai trí cho mọi người biết rõ bộ mặt thật của thực dân Pháp và quan lại triều Nguyễn. Chính nhờ tấm gương của bác cả mà các em trong đó có cha tôi đã theo gương anh bỏ học thoát li đi hoạt động cách mạng chuyên nghiệp cho Đảng cộng sản Đông Dương. Cha tôi cùng hai bác trên và cô em út trong gia đình cũng bị Pháp bắt, ba người trong đó có cha bị đầy Côn Đảo, còn cô út bị giam ở Kon Tum. Mãi khi cách mạng Tháng Tám thàng công 1945 mới được ra tù.
Làm mẹ mà có tới 05 con bị Pháp bắt bỏ tù, trong lòng bà tôi đau đớn vô cùng. Bà đành dằn lòng trước sự thật và tự nghĩ: Biết làm sao được khi nước nhà đang bị ngoại bang xâm lược cai trị? Nước mà mất là mất tất cả, nên mặc dầu rất đau đớn nhưng bà đồng tình với sự dấn thân chấp nhận hy sinh của các con đi làm cách mạng. Do các con đi làm cách mạng nên bà thường xuyên bị nhà cầm quyền cho người theo dõi. Có lần họ hỏi bà:
- Sao bà không khuyên bảo con cái để tất cả rủ nhau đi làm phản vậy?
- Tôi già rồi. Việc chúng làm chúng chịu. Tôi đâu có biết mô tê chi. Các ông trách tôi là không đúng. Bà cụ điềm tĩnh bõm bẽm nhai trầu trả lời.
Bà nội tôi do xuất thân trong gia đình quan lại nhà Nguyễn, nhưng phụ thân đã từng làm tướng trong khởi nghĩa Ba Đình chống Pháp của cụ Phan Đình Phùng. Khởi nghĩa thất bại, người Pháp và triều đình nhà Nguyễn đàn áp, bà đã phải đổi họ, đổi tên bôn tẩu lánh xa kinh đô để về làm bà bé cho ông nội tôi. Chính tấm gương yêu nước của cha anh và hoàn cảnh gian nan đã luyện cho bà một ý chí vững vàng để vượt lên trước bão tố thời cuộc. Các con bị Pháp bắt tù hầu hết, bà nói với Bác Trưởng để bà về đất Thanh xây nên một ngôi chùa riêng ngày ngày tụng kinh, niệm phật cho khuây khỏa nhằm che mắt mật thám và cầu mong cho các con được khỏe mạnh bình an. Chùa bà xây ngày nay vẫn còn với tên gọi là chùa Yên Thái trên đất Thanh Hóa.
Còn về ông bà ngoại của tôi thì có cuộc đời khác hẳn. Đọc hồi ký của mẹ, tôi biết về bên ngoại mình. Thời trai trẻ khi ông bà chưa tác thành thì có cuộc sống sung sướng hơn người, khi lập gia đình cũng “thường thường bậc trung” trong xã hội, nhưng về cuối đời thì khổ.
Năm ông ngoại tôi hơn 10 tuổi, người Pháp tìm đến các làng chài gần Kinh thành Huế để chọn những đứa trẻ khỏe mạnh cho sang Pháp nuôi học để khi trưởng thành về nước làm trong bộ máy cai trị của chúng. Ông lên tầu sang Pháp học tập đến năm 18 tuổi về nước ở Huế, cưới bà ngoại là Công tằng Tôn Nữ, dòng Hoàng phái. Sau đó ông được bổ về làm Thuế quan ở Sông Gianh, Quảng Bình. Do được tiếp tu tư tưởng tự do, bình đẳng của người Pháp, nên ông không sợ gì Sếp Tây và trong nhà luôn có hầm rượu vang nhập khẩu từ Pháp về dùng, có vài khẩu sung săn hai nòng đi săn, chơi tenít sau giờ làm việc… Còn bà ngoại thì ở nhà chăm con, khi các con học hết tiểu học bà lo cho học tiếp nội trú ở Huế. Những ngày hè con cái về nhà nghỉ bà thường tổ chức cho các con và chúng bạn vui chơi, ăn uống thỏa thích. Từ nhỏ bà sống trong Đại Nội, được học và dậy dỗ giáo lý, sinh hoạt theo quy định của nhà Nguyễn. Cho nên bà rất giỏi nội trợ và cúng lễ, chăm chút dậy bảo con cái và chiều chồng.
Trước Cách mạng tháng tám 1945 ông đã về hưu nên gia đình sinh họat eo hẹp. Và rồi Cách mạng đến, Ông được mời làm Chủ tịch Mặt trận Liên Việt Huyện. Pháp quay lại đánh ta, ông bà và cô út cùng bà vú trong gia đình bỏ lại Villa của mình bên bờ sông Gianh lên chiến khu Tuyên Hóa với chính quyền kháng chiến. Bao nhiêu đồ đạc vật dụng quý ông bà sắm sửa cả đời, trong đó có nhiều sứ Tầu cổ ông cho đem chôn dấu trong vườn và hy vọng Pháp thua rút quân thì sẽ quay về lấy lại. Nhưng rồi quân Pháp chiếm đóng lâu dài không như ông nghĩ, Villa nhà ông chúng lấy làm đồn trú và vơ vét cả tài sản trong nhà. Ông ốm vì thiếu thốn đủ thứ và mất tại đây.
Ông bà sinh hạ được 6 người con, mẹ tôi là thứ 3. Đất nước chia cắt 1954, ba người con trong đó có bác thứ hai là Trưởng Nam, mẹ tôi, cô út ở Miền Bắc theo chế độ ta, còn ba người và bà ngoại ở Miền Nam theo chế độ bên kia. Cũng như bà nội tôi, bà ngoại rất đau buồn vì các con li tán, đất nước chiến tranh, bà vào chùa Kỳ Quang ở Sài Gòn ở với các sư. Ngày ngày bà tụng kinh niệm phật cầu chúc cho con cháu an toàn trước đạn bom và khuây khỏa nỗi lòng. Năm 1975 mẹ tôi từ Hà Nội vào thăm bà và các anh chị em đã xa cách bao lâu. Bà chia cho mẹ tôi hai kỷ vật tôi giữ hôm nay và nói: “Nhờ đức tin kinh kệ ngày ngày của bà mà con cháu sống ở hai miền suốt bao năm trận chiến ác liệt như vậy nhưng giời phật đã phù hộ độ trì cho gia đình ta không ai bị tử nạn cả. Hãy nhớ điều đó nghe!”
Nay đã về già. Ngẫm lại về cuộc đời bà nội, bà Ngọai về mẹ của mình mà tôi tự hào và thương cảm vô cùng.
*
* *
Đang mải nghĩ thì tôi bừng tỉnh vì đám cháu lại đến quấy ông.
- Thế còn những thứ đồ này trông như mới là gì hả ông?
- Giỏi thật. Đây chưa phải là cổ vật mà chỉ là kỷ vật - tức là đồ kỷ niệm - vì chúng chưa quá 100 tuổi, nhưng ông quý hơn cả các đồ cổ khác có trong nhà ta đấy.
- Tại sao ạ?
- Vì là thế này: Đây là bộ bàn ghế uống trà, chiếc vỏ phích đựng nước nóng, chiếc vỏ phích đựng đá, chiếc đèn bàn, cái gạt tàn thuốc lá, giá để gương, cái ống đựng kèm cả giá gác bút viết có đúng không nào?
- Vâng ạ.
- Các cháu có biết chúng do ai làm ra không? Cụ khi còn sống tự làm ra đấy. Cụ lấy các bộ phận của máy bay Mỹ bị quân ta bắn rơi trong những năm Mỹ ném bom đánh ta như các cháu đã xem trên tivi để tạo ra chúng đấy. Có đẹp không nào? Chỉ nhà ta mới có các cháu ạ. Không ai có đâu. Khi cụ làm ra chúng để dùng hàng ngày cụ đã nói với ông rằng đây là kỷ vật cụ để lại cho con cháu giữ mai sau. Ông bà sau này già, các cháu lớn lên có giữ gìn các thứ này như ông không?
- Có ạ. Ông cho cháu cả nhiều đồ cổ khác nữa nhé.
- Chắc chắn rồi. Nhưng các cháu phải ngoan. Học giỏi. Khỏe mạnh. Biết vâng lời và thương yêu bố mẹ, lễ phép, tốt với mọi người đồng thời các cháu phải cố gắng để hiểu biết nhiều thì mới biết quý và giữ gìn được đồ cổ trong nhà.
- Bố mẹ cháu không có đồ cổ ông ạ.
- Vì bố mẹ các cháu bận và chưa hiểu nhiều về đồ cổ nên chưa thích. Nhà cháu bố mẹ có nhiều thứ đắt tiền như ôtô, xe máy và nhiều thứ khác để dùng hàng ngày, ông nghĩ rồi bố mẹ cháu sẽ chơi đồ cổ như ông.
- Khó lắm. Thằng anh lớn nhún vai đáp.
- Khó thì hỏi ông. Bố mẹ đi làm về em sẽ kể chuyện ông nói để bố mẹ mua đồ cổ về nhà bầy cho đẹp.
- Cu cậu này giỏi qúa. Hay đấy.
*
* *
Hôm nay Tết sắp đến, ngồi lau bụi cho những kỷ vật của cha ông để lại, cầm lên những kỷ vật tôi ngẫm sẽ cố gắng truyền lại cho con cháu mình nhưng kỷ vật quý này của gia đình, muốn vậy phải nói cho chúng rõ:
Theo lẽ đời, khi người ta về già thường nghĩ lại quãng đời đã qua của mình. Tôi cũng vậy. Ngẫm ra, có lẽ thế hệ chúng tôi là thế hệ người Việt Nam đương đại đã trải qua và minh chứng biết bao thăng trầm của lịch sử đất nước mình. Sống được đến hôm nay qủa số phận mình cũng rất may mắn hơn nhiều người khác rồi. Sống mà được làm việc, được biết nhiều chuyện, được đi đây đi đó khắp nơi, được có nhiều người bạn tốt, tinh thần, sức khỏe tốt… thì chả có gì phải tiếc nuối.
Lứa chúng tôi chào đời sau cách mạng Tháng Tám thành công 1945, sinh ra trong những ngày tháng sau lời kêu gọi “Toàn Quốc Kháng Chiến” chống thực dân Pháp quay lại xâm lược nước ta một lần nữa năm 1946 của Hồ Chủ Tịch. Đúng là sinh ra trong bão tố chiến tranh.
Thế nhưng số phận tôi may mắn nên đã được sống sót bởi mẹ mình đã vượt mọi gian nan bồng bế tôi chạy giặc khắp nơi để tìm gặp được cha trên chiến khu Việt Bắc. Những bước đi chập chững, những lời bập bẹ, những đêm đông giá lạnh tôi được ngủ trong vòng tay mẹ bên bếp lửa nhà sàn, những thiếu đói… đã đến với lũ trẻ là con cái của các gia đình cán bộ Cụ Hồ giữa chốn rừng sâu. Nhưng chính trong những năm tháng gian nan ác liệt đầu đời ấy của tôi, ngoài tình mẫu tử tôi lại luôn được các chú, bác là đồng chí của cha mẹ trong cơ quan bế cõng, đùa chơi, cho ăn, che chở hơn bât cứ ai. Chắc chắn những ký ước ấy đã gieo mầm vào cái đầu thơ dại của tôi để đến khi mình trưởng thành luôn sống, học tập, làm việc trong hoàn cảnh đầy gian khổ trong suốt nhưng năm tháng đất nước chiến tranh hàng chục năm ròng, rồi thời bao cấp tem phiếu thiếu thốn…
Thế hệ chúng tôi hiện giờ đã đi qua hơn một Hoa giáp 60 năm, những người còn tồn tại trên đời không ít kẻ đã tha hóa đánh mất mình trước lạc thú, cám giỗ vật chất, trước ham muốn quyền lực để bon chen trong cuộc sống xô bồ phức tạp thời nay. Do có ít nhiều hiểu biết và tự trọng nhờ công giáo dưỡng của các bậc sinh thành nên tôi luôn tâm niệm và ứng xử trong cuộc sống theo triết lý cổ xưa của Khổng Tử, đó là “Kỷ sở bất dục, Vật thi ư nhân”, có nghĩa “Không nên bắt người khác làm điều gì mình không muốn làm”; hoặc “Phú qúy bất năng dâm, bần tiện bất năng di, uy vũ bất năng khuất”, có nghĩa “Không ham giầu sang danh lợi, không hèn khi gặp cảnh nghèo khó, không chịu khuất phục trước vũ lực áp bức”. Triết lý răn dậy để làm người tốt của các dân tộc phương Đông, phương Tây có rất nhiều, nhưng trong cuộc sống để giữ được là “Người tử tế” không phải dễ. Mong sao đời nay và mai sau Việt Nam ta càng ngày càng có đông đảo Người tử tế để góp sức xây dựng đất nước ngày một thịnh vượng./.