Thách thức thời Đông Sơn

HỒNG HÀ

Nếu ngày nay, Việt Nam đang đứng trước một thách thức của hội nhập đề vừa gìn giữ được bản sắc văn hóa nhưng vẫn tiếp thu được giá trị văn hóa tiến bộ, tích cực từ bên ngoài, tránh hòa tan của một thế giới phẳng như hôm nay, thì người Đông Sơn của nhà nước Âu Lạc cũng có thách thức tương tự, thậm chí riết ráo hơn qua những cuộc xâm lăng, theo đó ý đồ giải thể văn hóa, xóa bỏ cương vực của đề chế Hán – Đường với nhiều chính sách và quy định mà sử ta và sử Trung Quốc đều có ghi, ví như xóa bỏ chế độ Lạc Hầu, Lạc Tướng, cấm nhuộm răng đen, ăn trầu, thành lập các quận, huyện theo mẫu hình Đông Hán…

Thế nhưng, với đỉnh cao chói sáng của mình, văn minh Đông Sơn đã không bị giải thể. Nó co cụm lại thành những làng để chiến đấu chống đồng hóa. Nó ẩn mình như một mạch ngầm, xuyên một nghìn năm Bắc thuộc để gìn giữ bản sắc, để sau “1000 năm chống Hán – Đường ta vẫn là ta” với một sự phục hưng ngoạn mục vào thời đại Việt Lý – Trần. Những thành tố nổi trọi của Đông Sơn len lỏi vào những thành tố ngoại lai, du nhập như một sư đan xem xăn hóa mà ngày nay chúng ta còn nhận được qua nhiều qua bộ di vật thời đầu công nguyên. Nó không chịu khuất phục trước những quy định nghiệt ngã, vẫn bảo lưu tập tục mà nhuộm răng ăn trầu ta còn thấy trong các ngôi mộ truyền bản địa. Nó đã không giải thể được cả đời sống cõi chết của người Việt cổ, khi “ngôi nhà” họ mang theo không phải là mộ gạch ngoại lai mà lại là mộ thuyền truyền thống.

Sở dĩ Đông Sơn chống trả được với sức mạnh với văn hóa bên ngoài, chính bới nó có cơ tần đủ vững, nó là một đỉnh cao của khu vực phía Nam rộng lớn, nó có một đời sống văn hóa đa dạng không kém bất cứ quốc gia nào như là một niềm tự hào của cư dân bản địa.

Dẫu vậy, nó vẫn sẵng tiếp thu những thành tựu bên ngoài để làm giầu thêm cho nền văn hóa bản địa. Sự tiếp thu nổi vật nhất là kỹ thuật làm đồ gốm, theo đó là cách thức tổ chức một làng nghề mang tính trung tâm, rồi biến những sản phẩm ấy thành hàng hóa xuất khẩu, dường như là một bước nhảy vọt đầu tiên trong ba bước nhảu của kỹ nghệ gốm Đại Việt.

Nếu coi thách thức của người Đông Sơn là một bài học thì bài học ấy vẫn còn tươi nguyên giá trị cho đến ngày hôm nay khi Đảng ta luôn định hướng về một nền văn hóa tiên tiến, đầm đà bản sắc dân tộc Việt Nam cần được giữ gìn lâu dài.