TRÔNG NGƯỜI MÀ NGẪM VỀ TA

                                                                                       Lan Phong

 

 

          Tháng 4-2008 vừa qua, nhân đi công tác đến Anh quốc, CHLB Đức và ghé thăm Vasava Ba lan tôi đều tranh thủ nhờ bạn cho đến Bảo tàng trong khoảng thời gian mọi người đi mua sắm. Mặc dầu thời gian eo hẹp nhưng dẫu sao cũng thỏa mãn được ý thích thưởng ngoạn nghệ thuật và tìm hiểu Văn hóa xứ Người.

          Tôi rất thích thú khi đến xem Bimingham Museum & Gallery của    Anh quốc, bởi tại đây trong một Bảo tàng đẹp của Thành phố đã kết hợp giới thiệu tranh và các sưu tập cổ vật tư nhân. Đây chính là một hình thức tổ chức giới thiệu các tác phẩm, các sưu tập của nhiều tác gỉa với Bảo tàng nhằm đáp ứng nhu cầu thưởng ngoạn văn hóa của cộng đồng và du khách quốc tế đến thành phố. Một Bảo tàng trưng bầy như vậy, luôn có lịch trình thay đổi hiện vật đã làm cho Bảo tàng không bị đơn điệu và nhàm chán hiện vật đối với khách đến xem.

          Tôi rất mê gian trưng bầy sưu tập gốm sứ Trung Hoa của một nhóm người Hoa hiện sống tại Anh quốc. Theo bảng giới thiệu tóm tắt lý lịch các hiện vật trưng bầy gi rõ niên đại bên mỗi ảnh hiện vật. Với vài chục hiện vật có niên đại từ TK 1-3 tr CN đến TK 19 cho người xem nhận ra dấu ấn văn hóa rực rỡ Trung Hoa theo suốt chiều dài lịch sử phát triển trên 2000 năm đã qua. Tôi nhận ra hiện vật trưng bầy tại đây đều có kích thước nhỏ nhưng tình trạng rất toàn thiện và cái đẹp là số một. Khi tôi hỏi một người Trung Quốc có mặt tại đây họ cho biết các hiện vật này tuy kích thước không lớn ngưng gía rất cao bởi chúng được bầy giữ trong nhà.

          - Còn đôn, thống sao các vị không cho bầy?

          - Vì chúng tôi, người Trung Quốc từ xưa đều quan niệm đôn, thống sứ về tuổi thì thấp, kích thước to và công dụng chỉ để dùng ngoài trời, trong hành lang nên không qúy gì so với những món cổ vật này. Chắc ông đã đi thăm Bảo tàng chính tại Trung Quốc, Đài Loan?

- Đã đến. Tôi trả lời.

- Chắc ông không thấy các Bảo tàng này trưng bầy giới thiệu đôn, thống sứ  phải không nào.

Tôi ngẫm họ giải thích cũng có lý. Vậy tại sao ở xứ ta không ít người cứ lao ầm ầm vào các lọau đôn thống sứ to đại. tuổi non choẹt mới lạ? Đúng là thú sưu tập sứ Tầu ở ta mới độc đáo làm sao?

Đồ gốm sứ là vậy, đến khi xem trưng bầy tượng đồng cổ tôi cũng nhận ra dấu tích xa xưa của Văn hóa Ấn Độ – Văn minh sông Hằng - với khoảng trên chục pho tượng đồng trong Buddha Gallery của Bảo tàng này. Các pho tượng đều được ghi giới thiệu tóm tắt và niên đại cụ thể từ TK 6, 7 đến TK 11 được đặt rất trang trọng. Xứ người ta trưng bầy rất khoa học và đẹp làm tóat lên đầy đủ giá trị của cổ vật.

 Thế còn ở xứ ta trưng bầy Tượng thì sao?  Mới đây tôi nhận được khá nhiều điện thoại gọi đến đề nghị Hội cổ vật Thăng Long có ý kiến về  việc gia chủ của bộ sưu tập tượng đang trưng bầy tại một Bảo tàng quốc gia nước ta không biết đã lấy ý kiến các chuyên gia nào để ghi niên đại của các pho tượng trưng bầy có niên đại từ TK VII đến XIX?  Đây là việc cần thận trọng lắng nghe, cho nên tôi đã có trao đổi với một số cán bộ chuyên môn ngành Bảo tàng, dân sành về cổ vật để lấy ý kiến. Đa phần đều cho rằng giá như các pho tượng đem ra trưng bầy nếu muốn ghi niên đại cụ thể thì cần thiết phải được giám định bởi một tổ chức có chuyên môn và trách nhiệm được giao, có vậy niên đại mới đúng để cộng đồng và khách quốc tế không bị hiểu nhầm, còn những người có nghề, âm hiểu về cổ vật không chê việc cho ghi niên đại không đúng của các pho tượng trưng bầy việc làm ẩu và tai hại cho uy tín Bảo tàng và cả “Làng đồ xưa” Việt Nam đương đại.

Với cung cách này không hiểu việc tổ chức trưng bầy cổ vật ở nước ta bao giờ mới theo kịp xứ Người?./.