Tượng cổ với dân chơi cổ ngoạn
Đào Phan Long
Tượng Phật di lạc bằng đồng |
Tượng Phật gỗ sơn son thiếp vàng thời Nguyễn |
Thực tế cho thấy: Đối với cổ vật thuộc các dòng chất liệu là kim loại, gốm sứ, gỗ, đá…, cổ vật dạng Tượng bao giờ cũng có giá so với các loại hình khác. Bởi vì Tượng trong cuộc sống đời thường từ ngàn xưa luôn có số lượng ít hơn nhiều so với các loại hình khác là công cụ lao động sản xuất, canh tác, đánh bắt, chiến đâu… của con người.
Tượng là tác phẩm nghệ thuật của con người sáng tác nhằm thể hiện cáci đẹp cả về “hồn” và “xác” của nhân vật, loài vật. Người đời làm các pho Tượng để bầy trang trí, đề làm đồ dùng, để thờ cúng, tưởng niệm tâm linh… Đặc biệt khi xem các pho Tượng cổ là Người (không phải tượng Phật, thần linh thờ cúng) ta còn nhận biết được trang, y phục cổ xưa thể hiện trên pho tượng đó.
Tượng cổ vật cũng như các loại cổ vật khác, nhưng Tượng là một tác phẩm tạo hình nghệ thuật của con người sáng tác ra, cho nên chúng mang dấu ấn và phong cách sáng tác rất đa dạng. Nhìn chung các pho Tượng người, tượng nghệ thuật, tượng thần linh… của mỗi thời đại đều có dấu ấn sáng tạo riêng. Đặc biệt theo tuổi đời của pho tượng chúng có được lớp men thời gian mà đồ mới không thể tạo ra được
Tôi biết, trong những bộ sưu tập cổ vật “Đông Sơn” (cách nay 2000 – 2005 năm) Hán – Việt (TK 1 -3), gốm sứ, đồng, gỗ, đá…. Thời đất Việt ta là quốc gia phong kiến tự chủ (TK 10 - 19) của vùng Bắc Bộ, tượng Người, tượng con vật, tượng nghệ thuật, tượng thần linh… đều còn lại rất ít nên chúng có giá cao. Các pho tượng kim loại, tượng đá của văn hóa Chămpa Trung Bộ, Óc Eo Nam Bộ cũng rất hiếm và quý mà ít ai có được nhiều pho tượng cổ trong các bộ sưu tập.
Cổ vật nói chung và Tượng cổ Việt Nam nói riêng hiện có trong các bảo tàng, sưu tập tư nhân, nhà buôn trong, ngoài nước được chính con người đương đại tìm kiếm trong lòng đất, hang động, vớt dưới lòng sông, biể và từ các nơi thờ tự tại các đình chùa, đền đài, miếu, nhà thờ họ tộc…
Chuyên trộm cắp cổ vật kiếm lời nước nào cũng có chứ chả phải chỉ có nước ta. Nhưng trong nhiều thập kỷ qua nước ta có dấu tích ghi lại một thời các đình chùa khắp nơi bị rơi vào cảnh cô quạnh do chiến cuộc kéo dài cộng với phong trào “bài trừ mê tín dị đoan” một cách quá ẩu dẫn đến các pho tượng phật, tượng thánh, tượng vua, quan cổ bằng gỗ, đá, đồng được cha ông ta làm ra từ xa xưa đã bị thất tán, phá bỏ rất nhiều. Đúng là một thời lầm lỡ để lại trong dòng chảy của lịch sử văn hóa nước ta. Ngày nay nhận thức của các cấp chính quyền và người dân đã khác trước. Luật Di Sản đã có, thế nhưng thực tế cuộc sống vẫn còn nhiều bất cập.
Ngay thời nay thôi, thời nước ta mở cửa thế giới, mặc dầu nhà nước đã có chủ trương, chính sách, pháp luật để khuyến khích toàn dân tham gia bảo tồn di sản văn hóa tốt đẹp của dân tộc, vậy mà hiện tại báo đài đang rộ lên việc phê phán cách tu tạo các di tích văn hóa đình chùa cổ rất tùy tiện, thiếu hiểu biết và “làm mới” do mục đích kiếm chác, dẫn đến những pho tượng cổ từ thời Lê trung Hưng (TK 16 -17), thời Nguyễn (TK 18 - 19) còn sống sót lại được các chủ đầu tư hoặc vô tình do thiếu hiểu biết, hay hữu ý đã cho đổi lấy các pho tượng mới để “làm đẹp” cho công trình. Trước thực tế này, tôi có hỏi một số người hiểu biết về tượng Việt cổ và được biết, hiện tượng phật, tượng thánh cổ bằng gỗ, đá… không phải chỉ bị đánh cắp mà bị “đánh tráo” hợp pháp để đổi tượng mới mang về cho công trình tu tạo. Thật đáng buồn!
Trước sự việc này, chắc nhà nước sẽ có chủ trương ngăn chặn, nhưng thiết nghĩ nếu những người sưu tập cổ vật và các bảo tàng có ý thức quan tâm mua lại những pho tượng cổ quý khi bắt gặp ở đâu đó, chắc chắn việc làm này sẽ góp phần gìn giữ các giá trị văn hóa quý giá của dân tộc ta dù chúng được lưu giữ ở đâu trên mảnh đất này còn hơn chúng lại ra đi biệt xứ.
Tượng quan âm bằng gỗ sơn son thiếp vàng |
Tượng kim cương bằng gỗ sơn son thiếp vàng thời Nguyễn |