Sáng nay kể cũng có duyên vì đang ngồi viết vài suy nghĩ về Bảo Vật Quốc Gia là các cổ vật tư nhân sau nhiều ngày suy nghĩ thì trên VTV1 vào 11g 10 phút phát ít phút về BVQG. Thật vui khi trên VTV công bố từ 2012 đến nay nước ta đã QĐ công nhận 264 hiện vật là BVQG trong đó có nhiều cổ vật.
Ngày 30-1-2022 sau khi Phó TTCP Trần Hồng Hà đã ký QĐ số 41 công nhận Bảo vật Quốc gia lần thứ 11 gồm 27 hiện vật, trong đó có 07 cổ vật của tư nhân gồm: 01 Trống đồng, 01 thạp đồng của ông Trần Văn Kính, Hà Nội; 01 Thạp đồng của ông chủ Bảo tàng Hoang Gia Nam Hồng - Từ Sơn Bắc Ninh thuộc niên đại Văn hóa Đông Sơn (cách nay trên 2000 năm là những CV còn lại ghi dấu cư dân đã sinh sống trên vùng đất Bắc bộ Việt Nam ngày nay trước khi người Hán xâm chiếm đô hộ ngàn năm) và 06 hiện vật gốm Việt thời Phong kiến tự chủ từ TK 11 đến 15 (trước đây có 9 hiện vật gốm men độc sắc được gộp thành bộ đã được công nhận là BVQG), 01 cặp nghê đồng đốt trầm TK 16-17 của Nhà sưu tập An Biên, Hải Phòng. Sau sự kiện nhà nước công bố vài CV tư nhân là BVQG của ông Trần Văn Kính và ông Trần Đình Thăng năm 2022 đến nay tôi đã được khá nhiều người trong giới sưu tập, kinh doanh cổ vật lâu năm ở VN và một số báo chí điện thoại trao đổi và muốn có bình luận của tôi về việc này, vì tôi đã từng là Chủ tịch Hội CV Hà Nội được thành lập đầu tiên năm 1999 trong cả nước (các nhiệm kỳ từ 2003-2021), làm TBT Tạp chí CVTH, chủ Web covatxuanay.vn từ 2003 tồn tại đến hôm nay. Tôi đã thận trọng chỉ nghe để tiếp nhận ý kiến, câu hỏi của mọi người và hứa sẽ phúc đáp sau khi đã được xem các hiện vật cụ thể cũng như nghe ý kiến của những thành viên khả kính của Hội đồng xết duyệt nhà nước và những chuyên gia am hiểu về CV mà tôi quen thân.
Giờ đây sau khi được 03 gia chủ có các CV tư nhân là BVQG nêu trên mời đến xem cụ thể và nghe thêm ý kiến tham khảo tôi có thể bộc bạch chia sẻ suy nghĩ của mình công khai với mọi người như dưới đây.
- Trước hết rất vui mừng vì lần đầu tiên chính quyền VN xem xét công nhận các cổ vật thuộc sở hữu tư nhân là BVQG là một việc làm chưa từng có để cụ thể hóa chủ trương “xã hội hóa các hoạt động bảo tồn, tôn vinh giá trị văn hóa vật thể của đất nước” trong thời kỳ VN đã mở cửa hội nhập kinh tế quốc tế. Việc này sẽ góp phần giảm sự “chảy máu cổ vật quý của đất nước” và khuyến khích “cổ vật Việt quý hiếm ngày càng được hồi hương” theo con đường tư nhân có sự trợ giúp về chính sách của nhà nước phù hợp quy luật kinh tế thị trường và cam kết quốc tế như nhiều nước khác đã thực hiện từ lâu.
- Trong số các CV tư nhân đã được nhà nước công nhận là BVQG thời gian qua cũng có vài CV (chỉ của tư nhân) còn chưa thật “Tâm phục khẩu phục” đối với một số người có am hiểu thực sự về CV Việt trong, ngoài nước. Nhưng thiết nghĩ chúng ta không cầu toàn và nghĩ những CV được công nhận là BVQG phải toàn hảo theo tiêu chuẩn của đân chơi, dân buôn là “nhất dáng, nhì da, tam toàn, tứ tuổi…” hoặc phải “độc bản”… như suy nghĩ của nhiều người trong giới CV nước nhà.
Tất nhiên những CV tư nhân đã được công nhận là BVQG mà đạt được đủ tất cả các tiêu chí hoặc phần lớn các tiêu chí để các vị trong Hội đồng khả kính xem xét chấp nhận để trình nhà nước công bố thì cũng cần được giới thiệu công khai, lấy thêm ý kiến chuyên môn về CV trong xã hội để giúp mọi người hiểu thêm nhằm tâm phục khẩu phục. Nhưng cho đến nay ở ta mới có một số lượng CV tư nhân ít ỏi đăng ký là BVQG thì việc công nhận bước đầu này cơ bản là tốt. Sau này khi có những hiện vật quý hơn đăng ký công nhận BVQG nước ta lại tiếp tục xem xét sẽ càng tốt hơn cho VN. Có thể trích hình ảnh một số CV tư nhân đã được công nhận là BVQG cho đến hôm nay để giới thiệu thêm.
- Về việc xem xét đánh giá BVQG sau khi tiếp nhận nhiều ý kiến cho thấy cách các vị có trách nhiệm đã tổ chức xem xét công nhận CV tư nhân thời gian qua là BVQG đối với của 2 chủ sở hữu An Biên, Hải Phòng và Nam Hồng, Từ Sơn, Bắc Ninh làm khá tốt và công khai, còn với cách xem xét CV đồng Đông Sơn của chủ sở hữu ở HN vẫn chỉ dựa vào những người làm khảo cổ học đã tự cho mình là hiểu biết đỉnh cao vòi vọi về CV đồng Đông Sơn phán là chưa tâm phục khẩu phục. Nghĩ cũng có lý vì không phải cứ làm Bảo tàng học, khảo cổ học, viết cuốn sách… về CV ở ta mà chắc đã được xem, được biết nhiều về các CV đẹp, quý hiện có trong dân?
- Sau 10 năm ra đời hoạt động nhà nước công nhận BVQG đến nay, rất mong trong những năm tới nhà nước ta sẽ tiếp tục xem xét công nhận cổ vật tư nhân là BVQG để khuyến khích người dân trong nước tự nguyện tham gia chủ trương “xã hội hóa bảo tồn các cổ vật quý” giữ lại trong nước, khuyến khích nhiều CV hiếm được tư nhân bỏ tiền “hồi hương”, đồng thời để quốc tế ngày càng hiểu hơn về giá trị văn hóa độc đáo của VN.
- Cuối cùng với tư cách một Lều Báo đã có thẻ Nhà Báo hành nghề khá lâu năm nên rất mong các đồng nghiệp khi viết về lĩnh vực CV cần nghe ngóng, thu thập thêm tư liệu, kiến thức trong giới CV để định hướng dư luận - là một chức năng của Nghề Báo - sẽ giúp ích bạn đọc gần xa hiểu hơn về giá trị Văn hóa của các loại hình cổ vật trong, ngoài nước./.